Các doanh nghiệp kiến nghị tạm ngừng xuất khẩu phân bón

XUẤT KHẨU Việt nAM
15:23 - 24/03/2022
Các doanh nghiệp kiến nghị tạm ngừng xuất khẩu phân bón
0:00 / 0:00
0:00
Việc Nga và Belarus ngừng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón đang gây ra sự thiếu hụt mặt hàng này trên thị trường thế giới. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng kiến nghị ngừng xuất khẩu phân bón khi giá trong nước đang tăng cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tháng 1/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng kỷ lục 682% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Campuchia là nước nhập khẩu nhiều nhất phân bón của Việt Nam.

Sang tháng 2/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam có xu hướng giảm với sản lượng 128.069 tấn, tương đương 71,31 triệu USD, giá trung bình 556,8 USD/tấn, giảm mạnh 43,4% về lượng, giảm 58,5% về kim ngạch và giảm 26,7% về giá so với tháng 1/2022.

Nhưng so với tháng 2/2021 thì tăng mạnh 58,3% về lượng, tăng 181,8% kim ngạch và tăng 78% về giá.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón xuất khẩu của cả nước đạt 352.672 tấn (tăng mạnh 69,9% so với cùng kỳ năm ngoái), thu về gần 241,68 triệu USD (tăng 280,6%), giá trung bình đạt 685,3 USD/tấn (tăng 124%).

Campuchia và Hàn Quốc lần lượt là 2 thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam, chiếm lần lượt 37,4% và 12,6% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.

Do tác động của chiến sự Nga - Ukraine, so với tháng 2/2022, giá phân bón thế giới đã tăng từ 5-8%. Còn tại thị trường trong nước, hiện giá phân bón đã tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá ure lên ngưỡng 18.000 đồng/kg; phân DAP khoảng 18.500-19.000 đồng/kg; NPK dao động từ 16.000-16.500 đồng/kg... Điều này sẽ khiến cho giá lương thực tăng cao hoặc gây bất ổn, thiệt hại cho người nông dân.

Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón cho rằng Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm xuất khẩu phân bón tạm thời. Hiện nay gần 100% thị phần phân bón xuất khẩu nằm trong tay các doanh nghiệp Nhà nước nên giải pháp này được coi là khả thi.

Tin liên quan

Đọc tiếp