Các nhà mạng tăng cường mạng lưới viễn thông phục vụ SEA Games 31

SEA Games 31 CÔNG NGHỆ
13:04 - 06/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Để đảm bảo phục vụ SEA Games 31 bắt đầu diễn ra từ ngày 12/5, các nhà mạng đang đẩy nhanh tiến độ triển khai lắp đặt hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin tại các điểm diễn ra thi đấu. 

Đại diện VNPT - nhà tài trợ kim cương của SEA Games 31 cho biết, đơn vị đang gấp rút hoàn tất các hạng mục kỹ thuật cuối cùng về hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin như đã cam kết với Ban tổ chức. Hiện các chuyên gia kỹ thuật, các lãnh đạo của VNPT vẫn trực tiếp có mặt kiểm tra, giám sát việc lắp đặt, đấu nối thiết bị hạ tầng tại các điểm thi đấu, các trung tâm báo chí, truyền hình tại 11 tỉnh/thành trong cả nước.

Đây là các đường truyền Internet được thiết kế đặc biệt cho phép chuyển tải thông tin nhanh, tốc độ cao, đã được kiểm tra và chạy thử, đảm bảo không có hiện tượng nghẽn nhằm hỗ trợ tối đa cho việc cập nhật kết quả thi đấu SEA Games 31, tổ chức họp báo, đưa tin... cũng như đảm bảo cho nhu cầu của các khán giả trên sân thi đấu được thông suốt.

Trong khi đó, để có sự chuẩn bị tốt nhất, từ đầu tháng 4/2022, Viettel đã tổ chức đo kiểm lại toàn bộ 37 điểm tổ chức thi đấu Seagame 31 tại 12 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Từ đó, nhà mạng đã dự kiến nhu cầu phát sinh để xây dựng phương án đảm bảo chất lượng mạng lưới cả trong nhà và ngoài trời. Viettel đã chuẩn bị tài nguyên gấp 1,5 lần nhu cầu dự kiến với gần 350 giải pháp được triển khai gồm bổ sung trạm phát sóng nhỏ (small cell), xe phát sóng cơ động kết hợp bổ sung tài nguyên tại các vị trí trạm có sẵn.

Đặc biệt, năm nay, Viettel tập trung đẩy mạnh lắp đặt trạm nhỏ tại các vị trí lễ hội sự kiện, nhiều gấp 3 lần so với những năm trước.

Nhà mạng này cũng sử dụng hàng loạt công cụ tự động hóa để giám sát 2 lớp chất lượng mạng lưới theo thời gian thực, tự động cảnh báo và thực hiện cân bằng tải tại các khu vực bị cao tải.Nhờ đó, hiện tượng nghẽn mạng được xử lý nhanh gấp nhiều lần so với con người thực hiện. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ được giám sát theo khung 5 giây để có thể nhanh chóng phát hiện vấn đề và tự động đưa ra phương án xử lý.

Về mặt truyền hình, để giúp người dân có những trải nghiệm mượt mà nhất trong quá trình theo dõi SEA Games, Viettel đã nâng cấp năng lực hệ thống truyền tải nội dung thêm 25%.Qua đó, tài nguyên được chuẩn bị sẵn sàng 1,5 lần nhu cầu dự kiến. Hàng trăm kịch bản, phương án ứng cứu thông tin đã được các kỹ sư Viettel xây dựng và diễn tập, sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất khi tình trạng cao tải diễn ra.

Cũng ngay trong Quý 1/2022 MobiFone đã phát sóng thêm 3.000 trạm 4G mới để tăng cường vùng phủ và dung lượng cho mạng 4G, đặc biệt là tại 12 tỉnh/thành nơi tổ chức các môn thi đấu của SEA Games 31.

MobiFone cũng thực hiện công tác đo kiểm, tối ưu hóa chất lượng mạng lưới các khu vực phục vụ SEA Games 31. Bổ sung thêm các trạm phát sóng lưu động tại các sân vận động để đáp ứng nhu cầu dung lượng Data có thể tăng lên nhiều lần.

Cả ba nhà mạng VNPT, MobiFone và Viettel cũng đã chuẩn bị các kịch bản ứng phó với những tình huống tấn công có thể diễn ra với hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, đảm bảo trong mọi tình huống, thông tin vẫn được truyền đi thông suốt.

Là một trong những sự kiện thể thao hàng đầu của khu vực, SEA Games 31 ước tính sẽ thu hút được sự quan tâm rất lớn, không chỉ ở phạm vi khu vực mà còn với cả khán giả quốc tế. Dự kiến có tới 1 tỷ lượt xem qua truyền hình và mạng xã hội với 1.200 giờ phát sóng trực tiếp. Điều này đặt ra những áp lực rất lớn trong việc đảm bảo hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ cho SEA Games.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.