Cháy rừng tại Hy Lạp phần lớn do con người

Cháy rừng Hy Lạp
12:25 - 29/07/2023
Cháy rừng gần làng Vati, trên đảo Rhodes, Đông Nam Hy Lạp ngày 25/7/2023. Ảnh: AP
Cháy rừng gần làng Vati, trên đảo Rhodes, Đông Nam Hy Lạp ngày 25/7/2023. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh Hy Lạp đang trải qua hơn 15 ngày cháy rừng liên tục với 667 đám cháy trên khắp đất nước, Bộ trưởng Khủng hoảng Khí hậu và Bảo vệ Dân sự nước này nhận định hầu hết đều do “bàn tay con người” gây ra.

Các đợt nắng nóng khắc nghiệt đang hoành hành tại nhiều khu vực ở châu Âu, trong đó Hy Lạp là điểm nóng cháy rừng. Ngoại trừ các đảo Argean và Ionian, nhiều khu vực tại Hy Lạp phá kỷ lục nhiệt độ trong 15 năm.

Việc này xảy ra trong bối cảnh các nhà khoa học nhận định là tháng 7/2023 là tháng nóng nhất được ghi nhận trong khoảng 120.000. Trong tuần này, Tổ chức Khí tượng Thế giới, Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu và Liên Hợp Quốc đều nhận định tháng 7 là tháng nóng nhất trong lịch sử được ghi lại.

Ngày 28/7, hãng tin Guardian trích dẫn ông Vassilis Kikilias, Bộ trưởng Khủng hoảng Khí hậu và Bảo vệ Dân sự Hy Lạp, cho biết: “Trong thời gian này, 667 đám cháy đã bùng phát, tức là hơn 60 đám cháy mỗi ngày, gần như trên khắp đất nước. Thật không may, phần lớn được thúc đẩy bởi bàn tay con người, do sơ suất hoặc cố ý”.

Theo ông, việc ngọn lửa bùng phải ở nhiều điểm gần nhau cùng một lúc tại một số khu vực cho thấy sự tham gia của những kẻ đốt phá với ý định làm đám cháy lan rộng hơn. Kết hợp với điều kiện thời tiết khác biệt của năm 2023 gây ra bởi biến đối khí hậu, lực lượng chữa cháy Hy Lạp gặp phải nhiều khó khăn trong kiểm soát đám cháy do các đợt nắng nóng lịch sử kết hợp với gió mạnh khiến các ngọn lửa bùng phát trở lại.

Tính tới hiện tại, các đám cháy rừng đã khiến 3 người thiệt mạng và 74 người khác bị thương tại Hy Lạp. Gần 20.000 người, với phần lớn trong đó là khách du lịch, đã buộc phải sơ tán khỏi các khách sạn trên đảo Rhodes - hòn đảo bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đám cháy - trong một cuộc sơ tán được mô tả là lớn nhất từng được thực hiện ở Hy Lạp. Tình trạng khẩn cấp cũng đã được ban bố tại một số khu vực của điểm du lịch nổi tiếng vào đầu tuần này.

Trong khi ngọn lửa vẫn đang hoành hành ở Rhodes và các đảo Corfu và Evia, tình hình có vẻ được cải thiện phần nào khi các dịch vụ khẩn cấp tại quốc gia này không ở tình trạng báo động cao ngày 28/7. Đám cháy tại một kho lưu trữ đạn dược tại phía Bắc căn cứ không quân ở Nea Anchialos, 20 km bên ngoài thành phố Volos, cũng đã nằm dưới tầm kiểm soát.

Tình hình bắt đầu ghi nhận cải thiện khi các dịch vụ khẩn cấp của Hy Lạp ngày 28/7 không ở tình trạng báo động cao. Ảnh: Getty Images

Tình hình bắt đầu ghi nhận cải thiện khi các dịch vụ khẩn cấp của Hy Lạp ngày 28/7 không ở tình trạng báo động cao. Ảnh: Getty Images

Nhận định về tương lai, Giáo sư Christos Zerefos, chuyên gia hàng đầu của Hy Lạp về vật lý khí quyển, cảnh báo rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn mỗi năm. Ông cho biết: “Cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ buộc chính phủ phải xem xét lại tất cả chiến lược của mình”.

Trong 30 năm tới, ông Zerefos dự đoán rằng nhiệt độ trung bình hàng năm trên khắp Địa Trung Hải sẽ tăng tới 2 độ C và Hy Lạp có thể tiêu tốn tới 772 tỷ USD để củng cố các biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh nhằm thích nghi với thực tế mới. Đặc biệt, ông nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc phục hồi các hệ sinh thái rừng bị tàn phá đối với quốc gia này.

Ông giải thích: “Mùa đông ôn hòa đã khiến chúng ta mất một nửa lượng nước trong năm nay, làm giảm độ ẩm của đất và tạo ra môi trường thuận lợi cho cháy rừng lan rộng. Hệ sinh thái rừng ở Hy Lạp là một trong những hệ sinh thái nhạy cảm nhất trên thế giới”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.