Chìa khóa đổi màu bức tranh lao động, việc làm của Việt Nam thời kỳ COVID-19

việc làm Việt nAM
06:00 - 28/09/2021
Chìa khóa đổi màu cho bức tranh lao động, việc làm của Việt Nam thời kì COVID-19. Ảnh minh họa
Chìa khóa đổi màu cho bức tranh lao động, việc làm của Việt Nam thời kì COVID-19. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Người dân phải thực sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch là động lực để sớm giải quyết vấn đề lao động, việc làm của Việt Nam.

Nằm trong vòng xoáy chung của thế giới và khu vực ASEAN, Việt Nam cũng đang gánh chịu những hậu quả nặng nề do COVID-19, trong đó, lĩnh vực lao động việc làm trở thành “bài toán” khó khi giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định thị trường lao động việc làm đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi sau những gián đoạn chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra trong năm 2020. Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của đại dịch vẫn còn đang tiếp diễn.

Toàn cảnh vấn đề lao động, việc làm của Việt Nam năm 2021

Trong quý I/2021, Tổng cục Thống kê đã có những số liệu báo cáo cụ thể trong Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm, số người có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu, giảm 251,7 nghìn người so với quý trước và tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021.
Nguồn: Tổng cục Thống

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý II/2021, ILO cũng đã có những số liệu cụ thể về tình hình việc làm tại Việt Nam tại Tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình kinh tế và xã hội – Quốc hội với chủ đề “Lao động và việc làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19”.

Tình hình lao động, việc làm của Việt Nam trong quý II năm 2021

Tình hình lao động, việc làm của Việt Nam trong quý II năm 2021

Có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực (tăng 3,7 triệu); Tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,62% (2,42% trong quý I); Gần 2 triệu thanh niên trong độ tuổi 15 đến 24 (chiếm 16,7%) không có việc làm mà cũng không được tham gia học tập hay đào tạo.

Số lượng lao động được tuyển dụng phi chính thức là 20,9 triệu người (57,4%), tăng 251,4 nghìn người so với quý trước và tăng 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước; Thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động trong quý II giảm.

Tính đến tháng 7/2021, 40.300 doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh; 28.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể và 11.400 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể.

Do chưa có số liệu cập nhật đầy đủ về tình hình lao động, việc làm trong quý III/2021 nhưng ILO dự báo, chắc chắn tình hình thậm chí còn xấu hơn so với thới gian trước.

Chìa khóa kết thúc sự u ám cho bức tranh lao động, việc làm của Việt Nam

Tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình kinh tế và xã hội – Quốc hội với chủ đề “Lao động và việc làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19” ngày 27/09/2021, đã đưa ra các khuyến nghị phù hợp với những nỗ lực của Việt Nam: “Người dân phải thực sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch”, để ngăn ngừa những thiệt hại mang tính lâu dài tới kết quả kinh tế và xã hội toàn cầu đòi hỏi một chương trình nghị sự chính sách toàn diện và thống nhất lấy con người làm trung tâm.

Tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình kinh tế và xã hội – Quốc hội với chủ đề “Lao động và việc làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19”. Ảnh: Phạm Đông

Tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình kinh tế và xã hội – Quốc hội với chủ đề “Lao động và việc làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19”. Ảnh: Phạm Đông

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng và tạo việc làm năng suất: Đảm bảo đủ không gian tài khóa nhằm giải quyết khoảng trống hiện hữu trong cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội. Hỗ trợ đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh và tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới, tăng năng suất và doanh nghiệp bền vững. Đầu tư mang tính chiến lược vào các lĩnh vực có thể đóng vai trò nguồn tạo việc làm thỏa đáng và đầu tư để chuyển đổi các lĩnh vực hiện có để tạo ra nhiều cơ hội làm việc tốt hơn.

Thứ hai, hỗ trợ thu nhập hộ gia đình và chuyển dịch thị trường lao động, đặc biệt là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng: Đầu tư vào những chính sách thị trường lao động chủ động, dịch vụ việc làm công được cung cấp cho toàn dân; Xây dựng và thực hiện các cách tiếp cận toàn diện, đổi mới và tích hợp để kiểm soát tình trạng phi chính thức lan rộng và thúc đẩy sự chuyển dịch sang nền kinh tế chính thức; Tạo điều kiện cho người lao động tham gia thị trường lao động, cải thiện triển vọng thị trường của họ bằng cách bồi dưỡng trình độ kỹ năng cao hơn.

Thứ ba, củng cố những nền tảng thiết chế cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn diện, bền vững: Tăng cường các hệ thống an sinh xã hội với nguồn tài chính công bằng và bền vững; Củng cố các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thông qua hợp tác với các thiết chế công, các doanh nghiệp tư nhân, người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức đại diện của họ.

Thứ tư, tham gia đối thoại xã hội nhằm xây dựng và đảm bảo thực hiện hiệu quả các chiến lược phục hồi lấy con người làm trung tâm: Chiến lược hiệu quả hơn khi đó là thành quả của đối thoại và thương lượng giữa các chính phủ và các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động; Thúc đẩy và triển khai “Nghị quyết liên quan đến lời kêu gọi hành động toàn cầu thúc đẩy phục hồi từ khủng hoảng COVID-19 lấy con người làm trung tâm mang tính bao trùm, bền vững và có sức chống chịu tốt” đã được các Quốc gia thành viên của ILO thông qua tại Phiên họp thứ 109 của Hội nghị Lao động Quốc tế năm 2021./.

Tin liên quan

Đọc tiếp