Chứng khoán MBS nhận định chưa cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ

TÀI CHÍNH Việt nAM
20:07 - 12/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Bất chấp giá xăng dầu và một số nguyên vật liệu có thể gia tăng, chuyên gia phân tích của Chứng khoán MBS vẫn cho rằng lạm phát tại Việt Nam được dự báo ở mức thấp. Do đó đưa ra nhận định Ngân hàng Nhà nước chưa cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tại bản Báo cáo Kinh tế tháng 5 của Công ty chứng khoán MBS cho biết, trước các ý kiến cho rằng, trong năm 2022 áp lực lạm phát tại Việt Nam khá lớn và nhiệm vụ kiềm chế lạm phát trong năm nay ở mức dưới 4% như Quốc hội đề ra gặp rất nhiều khó khăn; đề xuất Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát đã xuất hiện.

MBS cho rằng thực tế hiện nay cho thấy, do cầu tiêu dùng còn yếu, lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp, bất chấp giá xăng dầu và một số nguyên vật liệu có thể gia tăng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước chưa cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Theo cơ quan thống kê, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, bên cạnh giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng 5 tăng.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017 - 2020; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.

Về hoạt động thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước đạt 477.300 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2 triệu 257 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 30,48 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước.

Kết quả chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 32,21 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,29 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 46,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 49,6 tỷ USD.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 516 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,24 tỷ USD).

Về tỷ giá, giá trị đồng USD đối với VND trên thị trường tự do duy trì ở mức cao trái ngược với diễn biến giảm giá với một số đồng tiền khác trong khu vực trong nửa cuối tháng 5. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng 400 đồng/USD so với cuối tháng 4 và hiện giao dịch ở mức 23.855 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm và liên ngân hàng lần lượt giao dịch ở mức 23.057 đồng/USD, giảm 83 đồng/USD và 23.126 đồng/USD, tăng 72 đồng/USD so với cuối tháng 4.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.