Chứng khoán Mỹ tăng điểm liên tiếp không giúp cải thiện chỉ số cả tháng

CHỨNG KHOÁN MỸ
21:33 - 01/02/2022
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 31/1 tăng điểm mạnh, kết thúc tháng 1 ảm đạm. Nguồn: Internet.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 31/1 tăng điểm mạnh, kết thúc tháng 1 ảm đạm. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ hai liên tiếp hai ngày gần đây nhưng vẫn khép lại tháng 1/2022 đầy khó khăn, khi nhà đầu tư mua vào một số cổ phiếu công nghệ đã lao dốc trong cả tháng trước.

Bất chấp 2 phiên phục hồi liên tiếp, S&P 500 và Nasdaq Composite đều ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ đại dịch bùng phát vào tháng 3/2020, khi nhà đầu tư chuẩn bị đón nhận nhiều đợt nâng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay.

Biên độ giao dịch của S&P 500 kể từ tháng 3/2020. Nguồn: CNBC.

Biên độ giao dịch của S&P 500 kể từ tháng 3/2020. Nguồn: CNBC.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 tiến 1,89% lên 4.515,55 điểm, nhưng tính chung cả tháng qua vẫn sụt giảm 5,3%. Đây là tháng có thành quả tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020 và là tháng đầu năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2009. Chỉ số Dow Jones tăng 406,39 điểm (tương đương 1,2%) lên 35.131,86 điểm, qua đó giúp chỉ số này xóa bớt đà giảm trong tháng xuống còn 3,3%, khi được hưởng lợi từ việc có tỷ trọng cổ phiếu công nghệ thấp hơn trong thành phần.

Chỉ số Nasdaq Composite cộng 3,41% lên 14.239,88 điểm. Trong tháng 1/2022, chỉ số này đã lao dốc 8.9%, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.

Tuần trước, Fed đã báo hiệu có thể bắt đầu nâng lãi suất trong tháng 3/2022 để đối phó với tình trạng lạm phát cao. Đó sẽ là đợt nâng lãi suất đầu tiên của ngân hàng trung ương trong hơn 3 năm. Thị trường hiện đang định giá ít nhất 5 đợt nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong năm 2022.

Nhóm cổ phiếu công nghệ là một trong số những cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tháng 1/2022, khi nhà đầu tư lo ngại lãi suất cao sẽ khiến mức định giá quá cao và làm tăng chi phí hoạt động. Nhà đầu tư đang bắt đầu suy nghĩ lại về quan điểm này khi tháng 1/2022 khép lại, đặc biệt sau khi nhóm cổ phiếu này sụt giảm mạnh.

Cổ phiếu Netflix và Spotify lần lượt leo dốc hơn 11% và 13% vào ngày thứ Hai nhờ việc nâng hạng cổ phiếu từ Citi. Tập đoàn này cho rằng đà lao dốc trong tháng này là thời điểm hấp dẫn để mua vào cổ phiếu. Cổ phiếu Netflix vẫn “bốc hơi” gần 30% trong tháng này và Spotify sụt 16%.

Cổ phiếu Tesla, vốn đã giảm 11% trong tháng 1/2022, tăng hơn 10% vào ngày thứ Hai sau khi Credit Suisse nâng hạng cổ phiếu nhà sản xuất xe ô tô điện.

Biên độ giao dịch của S&P 500 trong tháng 1/2022. Nguồn: CNBC.

Biên độ giao dịch của S&P 500 trong tháng 1/2022. Nguồn: CNBC.

Ngoài công nghệ, Boeing là cổ phiếu tăng mạnh hàng đầu thuộc Dow Jones, vọt 5% sau khi công ty giành được thỏa thuận với Qatar Airways trị giá 34 tỷ USD.

Đó không phải là con đường bằng phẳng cho tháng 1/2022. Các chỉ số chính đã trải qua biến động dữ dội hồi tuần trước, với Dow Jones dao động trong biên độ 1,000 điểm ở cả 2 hướng. Tuần trước, Dow Jones đã tăng 1,3%, S&P 500 tiến 0,8% và Nasdaq Composite đi ngang.

Hồi cuối tuần qua, chủ tịch Fed khu vực Atlanta, Raphael Bostic, nói với Financial Times rằng ngân hàng trung ương không loại trừ khả năng nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm nếu lạm phát vẫn cao. Bản thân ông đang kêu gọi 3 đợt nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong năm 2022, bắt đầu vào tháng 3. Ông cũng nói thêm rằng một cách tiếp cận tích cực hơn có thể cần thiết tùy thuộc vào cách các dữ liệu kinh tế thể hiện.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.