Đề xuất xây dựng Luật trợ giúp xã hội cho đối tượng yếu thế trước biến đổi khí hậu

CHÍNH SÁCH Khí hậu
10:53 - 30/07/2022
Thách thức của người dân trước biến đổi khí hậu.
Thách thức của người dân trước biến đổi khí hậu.
0:00 / 0:00
0:00
Thực tế cho thấy chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do các yếu tố như địa lý, nghèo đói, giới tính, tuổi tác, khuyết tật…, dẫn đến cần có các chính sách hỗ trợ đặc thù.

Tính dễ bị tổn thương do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số Việt Nam

Theo Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Các tác động nặng nề này có thể làm giảm 3,5% GDP vào năm 2050.

Tại hội thảo quốc tế Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt, ngày 29/7 do Bộ Ngoại giao và UNDP phối hợp tổ chức, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, bên cạnh những mất mát đối với nền kinh tế dẫn đến suy giảm tốc độ tăng trưởng, Việt Nam phải tính tới những người có cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ ngày một nóng lên và nước biển dâng.

“Tính dễ bị tổn thương do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số Việt Nam. Trong số đó có những gia đình mất nhà do bão lũ, những trẻ em bị suy giảm sức khỏe trong giai đoạn đầu đời do tiếp xúc với ô nhiễm không khí, phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với nguy cơ bạo lực gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng và thiên tai”, bà Pauline Tamesis nhấn mạnh.

Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Các tác động rất nặng nề khi mức thiệt hại là 3,2% GDP vào năm 2020. Ước tính biến đổi khí hậu có thể làm giảm GDP tới 3,5% vào năm 2050.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: BTC.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: BTC.

Theo bà Pauline Tamesis, thúc đẩy hành động vì khí hậu là thúc đẩy quyền con người, bởi vậy phải có cách tiếp cận dựa trên quyền con người là trung tâm của giải pháp.

“Việt Nam đang trên con đường đạt được các mục tiêu đầy tham vọng là mức phát thải carbon ròng bằng 0 trước năm 2050 và loại bỏ dần than vào những năm 2040. Tôi muốn khẳng định rằng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các đối tác phát triển để đảm bảo rằng các hành động về khí hậu và quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam là toàn diện và công bằng, dựa trên pháp quyền”, bà Pauline Tamesis nhấn mạnh.

Hỗ trợ toàn diện các nhóm dễ bị tổn thương

Tại hội thảo, từ góc nhìn trong nước, TS. Chử Thị Lân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) đưa ra khuyến nghị, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững có gắn với giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Nghiên cứu xây dựng một số luật mới như: Luật Trợ giúp xã hội, Luật Ưu đãi xã hội.

Ảnh tác giả

"Cần tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu đặc biệt là nguồn tài chính và nhân lực. Huy động mọi nguồn lực thực hiện giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện trong đó có chính sách hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu".

TS. Chử Thị Lân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động, Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Làm rõ thêm vấn đề này, ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, trong những năm gần đây, liên tiếp xảy ra những kỷ lục mới về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, gây ra những thiệt hại nặng nề, tác động trực tiếp đến an ninh và thịnh vượng của mỗi quốc gia, môi trường sống và sinh kế của mỗi cộng đồng.

“Vấn đề này cũng trực tiếp đe dọa đến việc thụ hưởng đầy đủ các quyền của con người, bao gồm quyền sống, quyền sức khỏe, quyền tiếp cận thực phẩm, nước và vệ sinh, quyền văn hóa (gắn với không gian sinh sống và sinh kế)… cũng như tác động nhiều chiều đến nỗ lực của Chính phủ các nước trong việc bảo đảm quyền của người dân. Thực tế cho thấy chịu tác động nhiều nhất, sâu sắc nhất chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do các yếu tố như địa lý, nghèo đói, giới tính, tuổi tác, khuyết tật”, ông Hùng nhận định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.