Dệt may Việt Nam phấn đấu có 30 thương hiệu tầm cỡ thế giới

Dệt May Việt nAM
11:53 - 09/01/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ phát động thi đua năm 2022 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ phát động thi đua năm 2022 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 8/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong Lễ phát động thi đua của Tập đoàn Dệt may 2022 đã đề ra mục tiêu Việt Nam cần có 30 thương hiệu thời trang mang tầm thế giới, để trở thành trung tâm thời trang quốc tế.

Đánh giá tình hình ngành dệt may và giày da Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định, tuy rằng năm qua nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 với những đợt giãn cách kéo dài, nhưng ngành dệt may và da giày năm qua là "điểm sáng" về nỗ lực khắc phục khó khăn do đại dịch, sáng tạo, linh hoạt thực hiện tốt mục tiêu kép.

Kết quả là với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 60 tỷ USD, ngành dệt may và da giày đã bằng ngành điện tử công nghệ cao của Việt Nam, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu nước nhà. Đặc biệt năm 2021, riêng dệt may xuất khẩu vẫn đạt 39 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2020.

Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất kể từ khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với doanh thu đạt trên 16.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.200 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2020 và vượt kế hoạch tới 70%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8 triệu đồng một tháng.

Chính vì thế, năm 2022 Tập đoàn Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu “Trở thành một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang” và “Lấy người lao động làm trọng tâm phát triển”. Phấn đấu tăng trưởng chung hơn 8%, chú trọng chất lượng tăng trưởng qua tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Đặc biệt phấn đấu để 100% người lao động có việc làm, thu nhập bình quân 8,35 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó Chủ tịch nước bày tỏ sự ấn tượng với ngành dệt may khi có 52% sản phẩm do ngành tự thiết kế sản xuất, riêng Tổng Công ty May 10 có 100% sản phẩm tự thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Qua đó cho thấy Tập đoàn đã thể hiện vai trò dẫn dắt với hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, có nhiều sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và nằm trong nhóm doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

Ảnh tác giả

"Tôi đã nói với Chủ tịch Tập đoàn Vinatex và Hiệp hội Dệt may, Việt Nam phải có 30 thương hiệu dệt may ngang tầm thế giới. Đây là mục tiêu phấn đấu rất quan trọng để chúng ta có thương hiệu thực sự".

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Nhắc đến về những thách thức trong năm 2022, nhất là những biến động khó lường của môi trường kinh doanh quốc tế và sự thay đổi liên tục của công nghệ, Chủ tịch nước lưu ý hai ngành dệt may và da giày cần xây dựng bộ quy chuẩn phòng, chống dịch bệnh và các giải pháp ứng phó thích ứng với các tình huống của dịch.

Trong đó bảo vệ sức khỏe, tính mạng của công nhân lao động là nhiệm vụ hàng đầu. Tiếp tục đổi mới sáng tạo trong mô hình quản lý, tập trung chuyển đổi số cho mô hình quản trị, hình thành hệ thống quản trị đơn giản có hiệu quả cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tăng giá trị gia tăng, làm chủ nguồn nguyên liệu, dần thay thế cho mô hình kinh doanh dựa trên gia công.

Theo đó, Chủ tịch nước yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam phấn đấu có 30 thương hiệu dệt may ngang tầm thế giới, trở thành trung tâm thời trang, phát huy tốt tiềm năng thị trường nhất là khi Việt Nam là điểm đến du lịch nổi tiếng.

Ngành dệt may, da giày phấn đấu có các thương hiệu ngang tầm thế giới

Ngành dệt may, da giày phấn đấu có các thương hiệu ngang tầm thế giới

Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước đề nghị hai ngành dệt may và da giày tiếp tục đổi mới sáng tạo, xây dựng và phổ quát giá trị văn hóa của doanh nghiệp, của ngành, từ đó tiếp tục phát động các phong trào thi đua học tập, đổi mới sáng tạo trong sản xuất, tạo động lực cống hiến của người lao động với ngành, hình thành nhiều nghệ nhân giỏi trong hai ngành.

Chủ tịch nước tin tưởng, năm tới Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng như hai ngành dệt may, da giày sẽ đạt kết quả vượt mong đợi, giữ được xưng tụng Việt Nam “vương quốc” dệt may của thế giới.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.