Điều kiện vay vốn cho các cơ sở kinh doanh vùng trồng dược liệu quý

dân tộc Việt nAM
07:13 - 20/12/2023
Người lao động là dân tộc thiểu số được vay vốn đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý. (Ảnh: Hải Nam)
Người lao động là dân tộc thiểu số được vay vốn đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý. (Ảnh: Hải Nam)
0:00 / 0:00
0:00
Các cơ sở sản xuất kinh doanh có trên 50% người lao động là người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ vay vốn để đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Bà Hà Thị Xính dân tộc Mường, tỉnh Sơn La hỏi: Đối tượng nào được vay vốn để đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025?

Trả lời:

Theo Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý như sau:

Đối tượng vay vốn: Đối tượng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất kinh doanh) hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý (sau đây gọi là Dự án vùng trồng dược liệu quý), Dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi là Dự án trung tâm nhân giống) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Được thành lập, hoạt động hợp pháp, có phương án đầu tư và sử dụng vốn vay để tham gia Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án trung tâm nhân giống được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Được Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trong đó, tổng mức cho vay không vượt quá 45% tổng mức đầu tư dự án và không vượt quá 96 tỷ đồng đối với Dự án vùng trồng dược liệu quý, không vượt quá 92 tỷ đồng đối với Dự án trung tâm nhân giống.

Mức cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Dự án trung tâm nhân giống và Dự án vùng trồng dược liệu quý do Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cho vay căn cứ phương án sử dụng vốn và quyết định phê duyệt thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền, nhưng không vượt quá 45% mức đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh khi tham gia vào dự án.

Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa là 10 năm với lãi suất cho vay 3,96%/năm và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Tin liên quan

Đọc tiếp