Doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới công nghệ cần sự hỗ trợ từ nhà nước

Khoa học Công nghê
12:53 - 26/03/2022
Ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nền kinh tế số.
Ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nền kinh tế số.
0:00 / 0:00
0:00
Công nghệ là yếu tố "sống còn" của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên đây cũng không phải là việc của một mình doanh nghiệp mà cũng rất cần có sự hỗ trợ, định hướng của nhà nước nhất là trong vấn đề kinh phí và chuyển giao công nghệ.

Trong thời gian qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được áp dụng thành công vào các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Dù vậy, vẫn còn một số "điểm nghẽn" trong quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp cần nhà nước tham gia tháo gỡ.

Tại hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ” tổ chức ngày 25/3 tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã trình bày thành tựu của mình khi áp dụng KH&CN vào sản xuất. Đồng thời, họ cũng kiến nghị nhà nước quan tâm hơn đến chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Công nghệ đã đi sâu vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Trần Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Việt Nông chia sẻ, công ty này đã nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng trong nước, tạo ra bộ sản phẩm triển vọng cho bà con nông dân thông qua chương trình đổi mới công nghệ của Bộ Khoa học Công nghệ.

Khi chưa đổi mới công nghệ, mỗi sản phẩm lai triển vọng phải mất trung bình đến 5 năm, sau khi áp dụng công nghệ, thời gian này đã rút lại còn 3 năm. Nhiều chu trình cũng được rút ngắn nhanh chóng, chẳng hạn như chu trình kiểm tra chất lượng hạt giống F1. Trước đây phải mất đến 3 tháng trồng thử và thu hoạch trên đồng ruộng. Hiện nay, nhờ công nghệ mà có thể kiểm tra hạt giống ngay tại phòng thí nghiệm trong 48 giờ là có thể đưa vào thị trường.

Ảnh tác giả

Đổi mới KH&CN là yếu tố "sống còn" của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự nhận thức được điều đó. Nếu như không đầu tư cho công nghệ thì doanh nghiệp không thể tồn tại được.

Ông Trần Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Việt Nông.

Ông Trường khẳng định công nghệ đã đem lại sự năng động trong khâu sản xuất, giảm áp lực công lao động tập trung tại một vùng trong nông nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể phát triển, sản xuất trên cả nước.

Thành tựu của công nghệ trong lĩnh vực y tế

Trong lĩnh vực y tế, Công ty TNHH thương mại sản xuất nhập khẩu Ngân Hà cũng đã ứng dụng công nghệ vào việc sản xuất thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, như ghế điều trị cột sống hay đế giày bảo vệ khung xương bàn chân, bảo vệ xương sống của con người.

Bà Phạm Thị Kim Loan, đại diện công ty Ngân Hà cho biết những sản phẩm nói trên của công ty đã được đem đi giới thiệu tại Singapore và Mỹ, gặt hái thành công với số lượng đơn đặt hàng lớn và được bảo hộ độc quyền tại các nước như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản...

Trong khi đó, ông Trần Tựu, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần dược phẩm SaVipharm chia sẻ: "Thành quả sau 15 năm thành lập và phát triển của công ty là đầu tư và dành nguồn lực ưu tiên cho hoạt động khoa học công nghệ. SaVipharm là một trong số ít doanh nghiệp dược phẩm được cấp giấy phép doanh nghiệp công nghệ".

Nhờ đó SaVipharm là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu dược phẩm sang thị trường Nhật Bản từ năm 2011 đến nay. Ngoài ra, dược phẩm của SaVipharm đã được xuất khẩu mở rộng sang các nước ASEAN (Malaysia, Campuchia, Lào…).

Ông Tựu thông tin: "Công ty mới khánh thành trung tâm nghiên cứu công nghệ cao. Toàn bộ việc tìm kiếm, chuyển giao công nghệ đều do trung tâm tự làm. Sắp tới, công ty chuẩn bị đầu tư nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư công nghệ cao. Trong đó có hai dây chuyền toàn tự động theo tiêu chuẩn GMP châu Âu sản xuất thuốc tiêm-đông khô, thuốc viên các loại (OSD). Đây là dự án nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Y tế".

Kiến nghị của doanh nghiệp trong chuyển giao và đổi mới công nghệ

Dù đạt được thành tựu bước đầu trong ứng dụng KH&CN như các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế như trên, các doanh nghiệp vẫn rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong quá trình chuyển giao công nghệ.

Bà Phạm Thị Kim Loan, đại diện công ty Ngân Hà kiến nghị: "Doanh nghiệp rất cần những chính sách chuyển giao công nghệ của Bộ KH&CN để đổi mới về dây chuyền sản xuất. Từ đó, tối ưu hóa sản phẩm đã có, tạo chất lượng tốt hơn, giảm chi phí giá thành, chuyển giao công nghệ từ thế giới về Việt Nam".

Trong khi công ty Ngân Hà mong muốn được Bộ KH&CN giới thiệu chính thức các sản phẩm của công ty được cấp bản quyền sáng chế độc quyền nhằm đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới, thì công ty SaViPharm lại có kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp về kinh phí chuyển giao công nghệ như trong hoạt động của nhà máy thuốc điều trị ung thư sắp tới.

Ảnh tác giả

Vấn đề công nghệ của nhà máy thuốc điều trị ung thư là vấn đề lớn vì vậy cần sự hỗ trợ của Bộ KH&CN, sự hợp tác của các trường Đại học Quốc gia cũng như các nhà khoa học trong nước,

Ông Trần Tựu, giám đốc tổng công ty cổ phần dược phẩm SaVipharm

"Nhà nước cũng cần đầu tư vào nguồn nhân lực KH&CN, đào tạo đội ngũ nghiên cứu viên chuyên nghiệp; đầu tư vào các phòng nghiên cứu của doanh nghiệp để có thể tạo ra những sản phẩm đặc thù của Việt Nam" ông Tựu nhấn mạnh.

Đóng góp kiến nghị, ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP HCM chia sẻ, cơ quan nhà nước không chỉ hỗ trợ về vốn mà cần đào tạo cho doanh nghiệp tư duy, kỹ năng lựa chọn công nghệ cần thiết, ứng dụng cho sản xuất kinh doanh của họ. Các chương trình về kết nối giữa viện trường và doanh nghiệp cần tổ chức mạnh hơn.

Tiếp nhận kiến nghị của các doanh nghiệp, ông Trần Văn Tùng thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết Bộ đang xây dựng hệ thống quy chế, văn bản, chính sách phối hợp với ngân hàng để thực hiện việc cho vay với các doanh nghiệp khoa học công nghệ. "Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu về chính sách, cơ chế lãi suất cho đầu tư, cơ chế cho vay ưu đãi, bảo lãnh vốn vay và liên hệ với Quỹ đổi mới khoa học công nghệ quốc gia để tiến hành vay vốn", ông Tùng thông tin thêm.

Còn Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định: “Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm chuyển giao và đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng, không chỉ của riêng ngành khoa học công nghệ mà còn là nhiệm vụ của các ngành, các cấp. Nhiệm vụ này rất cần sự chủ động tham gia tích cực và đồng hành xuyên suốt của tất cả các bộ, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học…”

PGS,TS Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN, phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)
PGS,TS Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN, phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

Hiện nay, Bộ KHCN đang khẩn trương triển khai tái cơ cấu các công trình khoa học công nghệ cấp quốc gia cho giai đoạn 5 năm và 10 năm. Một trong các nội dung quan trọng là làm thế nào để đơn giản hóa thủ tục hành chính và nỗ lực tối đa để các nhà khoa học, các tổ chức công nghệ, các doanh nghiệp trong toàn quốc tham gia. Kết nối được nhu cầu sử dụng công nghệ của doanh nghiệp với khả năng đáp ứng từ việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các viện và trường đại học.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.
Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.