Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc học cách vượt khó trong đại dịch

SME TRUNG QUỐC
07:22 - 26/01/2022
Mô hình đồ chơi được trưng bày tại một khu công nghiệp văn hóa và du lịch đồ chơi ởthành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 1/12/2021. Ảnh: Xinhua
Mô hình đồ chơi được trưng bày tại một khu công nghiệp văn hóa và du lịch đồ chơi ởthành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 1/12/2021. Ảnh: Xinhua
0:00 / 0:00
0:00
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Thay vì nhượng bộ, các công ty này đã chiến đấu để thoát khỏi tình trạng khó khăn và hiện có thể đón nhận một viễn cảnh tươi sáng hơn.

Tọa lạc tại trung tâm công nghệ phía nam Trung Quốc ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, công ty sản xuất đồ chơi Taihua Toys từng phải phải đối mặt với tình trạng bất ổn vào đầu năm 2020.

"Các nhà máy sản xuất ngừng hoạt động do sự bùng phát Covid-19 và các đơn đặt hàng của khách hàng không thể giao như đã định", Liu Wenwei, Tổng giám đốc của hãng sản xuất đồ chơi nhớ lại. Ông không kìm được nước mắt khi nhớ lại "thời điểm đen tối nhất" của công ty.

Liu cho biết, công nhân của công ty vẫn được trả lương, ngay cả khi không làm việc. Trong khi đó, tình hình đại dịch ở nước ngoài càng khiến lượng đơn hàng giảm mạnh, khó tìm được container để vận chuyển hàng hóa, khiến các đơn hàng chuẩn bị chuyển ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

Vào khoảng Tết Nguyên đán năm 2021, dòng tiền của công ty gần như sắp cạn kiệt khi phải đối mặt với một cuộc tấn công gọng kìm từ việc quyết toán vốn của các nhà cung cấp và tiền lương của người lao động.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm 6,8% trong quý đầu tiên của năm 2020.

Tỉnh Quảng Đông có mật độ tập trung cao nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có trên 5,86 triệu SME, chiếm khoảng 1/7 tổng số SME cả nước. Nhiều công ty trong số đó cũng đang phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan” giống như công ty của ông Liu.

Chuyển đổi kỹ thuật số và máy móc

Cách Thâm Quyến khoảng 100km, có hơn 8.000 doanh nghiệp chuyên sản xuất túi xách và hành lý ở thị trấn Shiling, Quảng Châu cũng chịu cảnh khó khăn đến “bước đường cùng”. Shiling được mệnh danh là "thủ phủ đồ da của Trung Quốc."

Một nhà máy sản xuất đồ chơi ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 2/12/2021. Ảnh: Xinhua

Một nhà máy sản xuất đồ chơi ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 2/12/2021. Ảnh: Xinhua

Chuỗi cung ứng bị phá hủy nghiêm trọng, các kênh bán hàng bị gián đoạn và giá nguyên liệu thô tăng mạnh do ảnh hưởng của đại dịch đang khiến các công ty vật lộn để tồn tại.

Trước bối cảnh đó, Huang Haifeng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Da Longzhuo Quảng Châu, đã quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty mình.

Huang bắt đầu khám phá chuyển đổi kỹ thuật số vào đầu năm 2021. Để chứng minh tính khả thi của nó, ông đã tổ chức một cuộc thi giữa người và máy trong công ty.

Huang yêu cầu chọn ra những công nhân có hàng chục năm kinh nghiệm để làm công việc tương tự như những chiếc máy kỹ thuật số mới được giới thiệu. Không khó để thấy được kết quả của cuộc thi - 10 công nhân có năng suất ít hơn nhiều so với một chiếc máy duy nhất trong cùng khung thời gian.

Từ đó, ông đã chi khoảng 800.000 NDT (khoảng 126.000 USD) để áp dụng thử nghiệm máy kỹ thuật số. Sau một năm, số tiền tiết kiệm được từ việc chuyển sang kỹ thuật số trong một năm đã hòa vốn ban đầu.

“Hiệu quả sản xuất của công ty chúng tôi đã tăng 10% chỉ nửa năm sau khi chuyển đổi kỹ thuật số”, ông Huang chia sẻ.

Tương lai tươi sáng hơn

Liu Wenwei cũng dựa vào việc áp dụng các thiết bị thông minh mới để nâng cao hiệu quả sản xuất. Với sự giúp đỡ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Liu đã nhận được khoản vay tín dụng trị giá 3 triệu NDT (474.000 USD) vào tháng 1/2021.

Người đứng đầu công ty sản xuất đồ chơi này đã sử dụng khoản vay để mua máy xếp vải thông minh, máy cắt thông minh và các thiết bị khác, nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu suất của một máy xếp vải tương đương với công việc của bốn công nhân.

Một người nước ngoài thảo luận về công việc kinh doanh với một thương gia tại chợ đồ da ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Một người nước ngoài thảo luận về công việc kinh doanh với một thương gia tại chợ đồ da ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Sau đó, tình hình của Taihua Toys đã được cải thiện rất nhiều. Hiện sản lượng đồ chơi của công ty lên tới 600.000 chiếc mỗi tháng. Cách đây không lâu, công ty của Liu đã thắng thầu đơn hàng sản xuất linh vật cho Thế vận hội mùa đông Omlympic Bắc Kinh.

Hiện nay, trên khắp Trung Quốc có hơn 40 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ như Taihua Toys và họ đóng góp hơn 80% việc làm ở thành thị. Chính phủ Trung Quốc đã và đang hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ này trong nỗ lực vượt qua khó khăn.

Các khoản cho vay tài chính ưu đãi hiện đang trở thành chiến lược cho các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc. Yang Fan, Phó chủ tịch ngân hàng ICBC chi nhánh Thâm Quyến cho biết: “Hầu như mỗi tháng, chúng tôi đều tung ra một hoặc hai gói cho vay sáng tạo, đáp ứng nhu cầu tài chính của các loại hình doanh nghiệp khác nhau”.

Ông Liu nhận xét: “Các đơn đặt hàng ở nước ngoài của công ty tôi đang tăng trở lại. Những đối tác cũ ở nước ngoài rất tin tưởng các doanh nghiệp Trung Quốc. Họ tin tưởng chất lượng sản phẩm, thiết bị sản xuất thông minh, năng lực sản xuất và hiệu suất chi phí của chúng tôi”.

“Đây chính là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng phát triển và cải thiện năng suất sản xuất hơn nữa”, ông nói thêm.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế và kiểm soát dịch bệnh vào năm 2021, với GDP tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 114,37 nghìn tỷ NDT (18,07 nghìn tỷ USD), theo NBS.

Chen Zhuming, giáo sư tại Đại học Tôn Trung Sơn, Quảng Châu cho biết: “Các doanh nghiệp khi đã sống sót sau cuộc khủng hoảng sẽ có khả năng chống chịu rủi ro và cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong tương lai”.

Tin liên quan

Đọc tiếp