EU hối thúc Mỹ cấp tín dụng thuế cho các nhà sản xuất ô tô điện châu Âu

THUẾ Ôtô điện
17:02 - 01/11/2022
EU hối thúc Mỹ cấp tín dụng thuế cho các nhà sản xuất ô tô điện châu Âu
0:00 / 0:00
0:00

Ngày 31/10, Liên minh châu Âu (EU) đã thúc giục Mỹ phải cấp quy chế đặc biệt về các khoản tín dụng thuế cho các công ty sản xuất xe điện của châu Âu, trước các biện pháp mang tính phân biệt đối xử trong Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ.

Đạo luật Giảm lạm phát chính thức được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành hôm 16/8 vừa qua, có nội dung chính là Mỹ sẽ đầu tư một khoản tiền lớn, khoảng 430 tỷ USD nhằm tạo ưu đãi về thuế và giá năng lượng cho các công ty đầu tư vào Mỹ.

Theo đạo luật này, Mỹ quy định xe điện phải được lắp ráp tại khu vực Bắc Mỹ để đủ điều kiện nhận các khoản tín dụng thuế với mức hưởng ưu đãi thuế là 7.500 USD/xe. Ngoài ra, phía Mỹ cũng đưa ra các yêu cầu khắt khe về xuất xứ của các thành phần trong pin ô tô điện, sẽ được áp dụng từ năm 2024.

Tuy nhiên, EU đã bày tỏ sự không hài lòng về Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ và cho rằng đây là một chính sách bảo hộ không công bằng của Mỹ, phân biệt đối xử đối với ô tô do EU sản xuất, trong khi xe của Mỹ được bán ở châu Âu thì được giảm thuế tương tự như các doanh nghiệp khác của châu Âu. Đạo luật này sẽ tạo ra một ưu thế cạnh tranh riêng cho các công ty Mỹ và gây ra không ít bất lợi với tất cả các công ty nước ngoài trong lĩnh vực ô tô điện.

Theo chuyên trang về các chính sách của Liên minh châu Âu Euractiv, các bộ trưởng thương mại của EU và đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai vừa tổ chức đàm phán tại Praha (Séc). Các quan chức EU cho biết các nhà sản xuất ô tô điện của châu Âu cũng phải được miễn trừ tương tự như ô tô sản xuất từ Canada và Mexico.

Ông Jozef Sikela, Bộ trưởng Công Thương Cộng hoà Séc, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU nhấn mạnh rằng, các biện pháp của Mỹ trong Đạo luật Giảm lạm phát là “không thể chấp nhận được”.

Các khoản tín dụng thuế ưu đãi của Mỹ đã làm dấy lên những khó khăn, đặc biệt ở cường quốc sản xuất của châu Âu là Đức, quốc gia đang rất quan tâm đến ngành công nghiệp xe hơi chủ chốt của mình.

Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ tuyên bố, Mỹ đã ghi nhận các quan ngại từ phía châu Âu trong Đạo luật Giảm lạm phát. Nhưng sự thừa nhận này không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ huỷ bỏ hoặc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của đạo luật này, bởi đối với chính quyền của đảng Dân chủ. Đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp đảng Dân chủ giành được sự ủng hộ của các cử tri Mỹ tại cuộc bầu cử giữa kỳ sắp diễn ra.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.