Giá dầu thô vững đà tăng mạnh do nhu cầu tiếp tục tăng

DẦU THÔ THẾ GIỚI
12:01 - 18/01/2022
Thị trường dầu thô ngày 18/1. Nguồn: Internet.
Thị trường dầu thô ngày 18/1. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay do triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu tiếp tục được củng cố mạnh mẽ sau khi Trung Quốc công bố mức tăng trưởng cao nhất một thập kỷ.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 84,21 USD/thùng, tăng 0,39 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,49 USD/thùng, tăng 0,43 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu tiếp tục tăng mạnh do triển vọng lạc quan về nhu cầu trên toàn thế giới. Nguồn: Internet.

Giá dầu tiếp tục tăng mạnh do triển vọng lạc quan về nhu cầu trên toàn thế giới. Nguồn: Internet.

Giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày thứ hôm nay 18/1, do các nhà đầu tư đặt cược vào việc nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục thắt chặt, dù nguồn cung hạn chế của các nhà sản xuất lớn được bù đắp một phần bởi sự gia tăng sản lượng tại Libya.

Nguồn cung bị gián đoạn và những dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron sẽ không gây ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu như lo ngại trước đây đã kéo giá một số loại dầu thô lên mức cao nhất trong nhiều năm. Điều này cho thấy đà tăng của giá dầu Brent có thể được duy trì trong một thời gian nữa.

Nhà phân tích Toshitaka Tazawa của Fujitomi Securities cho biết tâm lý lạc quan được tiếp tục vì nhóm nhà sản xuất OPEC+ không thể cung cấp đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ trên toàn cầu.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh gồm cả Nga, còn được gọi là OPEC+, đang dần nới lỏng thoả thuận giảm sản lượng được triển khai khi nhu cầu giảm vào năm 2020.

Nhưng nhiều nhà sản xuất nhỏ hơn không thể tăng nguồn cung, trong khi những thành viên khác cảnh giác với việc bơm quá nhiều dầu trong bối cảnh các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 được gia hạn.

Trong khi đó, tổng sản lượng dầu của Libya tăng trở lại mức 1,2 triệu thùng/ngày, theo National Oil Corp. Sản lượng của Libya chỉ đạt khoảng 900.000 thùng/ngày vào tuần trước do các mỏ dầu phía tây bị phong tỏa.

Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết sản lượng dầu của Libya đã giảm còn 700.000 thùng/ngày vào đầu năm, và góp phần vào việc thúc đẩy giá.

Ở chiều hướng ngược lại, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu được dự báo vẫn đang duy trì trạng thái phục hồi tích cực khi tiếp theo Mỹ, Trung Quốc vừa công bố loạt dữ liệu kinh tế cho thấy bức tranh kinh tế của nước này là rất tích cực.

Cụ thể, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2021 là 8,1%, mức cao nhất trong gần một thập kỷ gần đây, cũng là yếu tố kiềm chế đà tăng của kim loại quý.

NBS cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đã duy trì được sự ổn định trong năm 2021, dẫn đầu thế giới cả về phát triển kinh tế và dịch bệnh. Tuy nhiên, NBS cũng chỉ ra một loạt các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc như bất động sản suy thoái và các biện pháp phòng chống dịch bệnh với sự xuất hiện của biến thể Omicron…

Mặc dù vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, GDP năm 2022 của Trung Quốc vẫn sẽ duy trì được mức tăng trưởng tốt khi nước này bớt thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời kiểm soát tốt khủng hoảng bất động sản và dịch bệnh.

Ngoài ra, những lo ngại về nguồn cung hạn chế giúp thị trường bỏ qua thông tin về khả năng Trung Quốc sẽ giải phóng dầu từ kho dự trữ. Theo đó, quốc gia này có kế hoạch giải phóng kho dự trữ dầu trong khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 31/1 đến 6/2 như một phần trong kế hoạch do Mỹ điều phối nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu toàn cầu.

Giá dầu hôm nay còn được thúc đẩy mạnh bởi giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng.

Giá gas ngày 17/1 được ghi nhận tăng tới hơn 2%, lên mức 4,35 USD/mmBTU đối với các hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 2/2022. Theo giới phân tích, giá khí đốt tăng là do thời tiết băng giá làm tăng nhu cầu sưởi ấm và việc cắt giảm sản lượng của các nhà cung cấp do mùa đông gây ra.

Theo Hiệp hội Công nghiệp cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, dự trữ khí đốt của châu Âu đã giảm xuống 49,3% tính đến ngày 12/1 vừa qua, trong khi năm 2021, mức này là 63,5%.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp