Google và Facebook có thể phải trả tiền cho báo chí tại Indonesia

KInh tế số Indonesia
12:15 - 26/11/2021
Google và Facebook có thể phải trả tiền cho báo chí tại Indonesia
0:00 / 0:00
0:00
Indonesia đang thúc đẩy một dự luật nhằm hợp pháp hóa việc các tập đoàn công nghệ lớn phải trả tiền cho tin tức được đăng tải trên nền tảng của mình, một nước đi được coi như động thái ủng hộ ngành truyền thông nội địa.

Dự luật có tên Bộ luật Thương lượng Bắt buộc về Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền thông tin tức của Indonesia dựa trên một bộ luật mới được hợp pháp hóa vào tháng 2 vừa qua của Australia. Đây cũng được coi như bộ luật đầu tiên trên thế giới quy định những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google phải thương lượng trả phí cho các hãng truyền thông cũng như báo chí địa phương.

Dự luật này sẽ giúp giải quyết được vấn đề tồn tại nhiều năm liền của ngành báo chí truyền thống là sụt giảm lợi nhuận quảng cáo. Hiện các tập đoàn công nghệ đã sử dụng nội dung tin tức trong các công cụ tìm kiếm và kiếm được nhiều lợi nhuận trong khi không đưa ra bất kì khoản tiền xứng đáng nào cho các bên cung cấp nội dung gốc.

Chủ tịch Hiệp hội Truyền thông Mạng Indonesia (Amsi) Wenseslaus “Wens” Manggut nhận định, vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn do lưu lượng truy cập web thường rất cao đối với các nội dung giật gân như lừa đảo, các phát ngôn gây thù hận hay các bài viết lan truyền thông tin sai sự thật. Ông khẳng định hệ sinh thái như hiện tại không thể tạo ra được môi trường báo chí lành mạnh và kêu gọi những nỗ lực của các cơ quan báo chí và truyền thông cần phải được trân trọng.

Chủ tịch Liên minh các nhà báo độc lập Sasmito nhấn mạnh rằng các cơ quan báo chí không phải muốn chống lại các nền tảng kĩ thuật số. Mục tiêu duy nhất mà họ hướng đến chỉ là duy trì ngành công nghiệp tin tức.

Dự luật này nhằm đề xuất cơ chế giúp các công ty công nghệ và cơ quan báo chí thảo luận phí, đồng thời cũng nêu rõ trách nhiệm của các nền tảng trong việc lọc nội dung trực tuyến. Cụ thể, các tập đoàn này được yêu cầu sàng lọc và loại bỏ các tin đồn sai lệch cũng như các nội dung chứa ngôn từ kích động thù địch.

Đồng thời, các nền tảng cũng cần ưu tiên thu thập thông tin từ các cơ quan báo chí chính thống và các bên cung cấp nội dung gốc. Hơn nữa, trách nhiệm khác của các công ty công nghệ sẽ gồm báo cho các nhà xuất bản về các thay đổi thuật toán có thể ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập web và doanh thu quảng cáo.

Tuy nhiên, việc giao cho các nền tảng chịu trách nhiệm về các thông tin sai lệch sẽ "rất nguy hiểm". Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp có thể sẽ kiểm duyệt tin tức quá mức do lo sợ rủi ro.

Nailul Huda, người đứng đầu Trung tâm Đổi mới và Kinh tế Kỹ thuật số tại Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef), cho rằng sẽ rất khó để thuyết phục các công ty công nghệ tuân theo dự luật mới này. Những tập đoàn này có thể phản biện lại dựa trên lí lẽ các cơ quan báo chí và truyền thông cũng đã được hưởng lợi nhiều từ việc gia tăng số lượng độc giả và khả năng tiếp xúc với các nguồn tin mới.

Jason Tedjasukmana, Giám đốc truyền thông doanh nghiệp của Google Indonesia cũng nhận định Google đã cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ việc tạo ra một môi trường báo chí chất lượng trong thời đại kỹ thuật số. Các khoản tiền này đã được đầu tư thông qua các hình thức như tài trợ trực tiếp cho các đơn vị truyền thông, chia sẻ doanh thu quảng cáo và Google News Showcase.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.