Grab và Singtel hợp tác đầu tư ngân hàng số tại Indonesia

TÀI CHÍNH asean
11:11 - 22/01/2022
Trụ sở Grab tại Singapore. Ảnh: Grab
Trụ sở Grab tại Singapore. Ảnh: Grab
0:00 / 0:00
0:00
Trong những nỗ lực tấn công thị trường ngân hàng và tài chính, nhà cung cấp siêu ứng dụng Grab của Singapore và tập đoàn Singapore Telecommunication (Singtel) đang đầu tư vào một ngân hàng Indonesia.

Các công ty công nghệ bị thu hút bởi tiềm năng chưa được khai thác của lĩnh vực tài chính tại Indonesia. Một báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Co. vào năm 2019 cho thấy 92 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số trưởng thành của Indonesia, không sử dụng dịch vụ của bất cứ ngân hàng nào. 47 triệu người khác thì có tài khoản ngân hàng nhưng lại không nhận được tín dụng, đầu tư hay bất kì dịch vụ tài chính nào.

Trước khi thỏa thuận này diễn ra, Grab cũng đã đầu tư vào một ngân hàng khác tại nền kinh tế số một Đông Nam Á. Các thỏa thuận này là một phần của nỗ lực tấn công lĩnh vực tài chính mà Grab đang theo đuổi. Điều này càng quan trọng hơn khi Indonesia là một cộng đồng dân cư rộng lớn chưa được hoặc là thiếu thốn sự phục vụ của các ngân hàng.

Theo các tài liệu thông tin cổ đông, từ đầu tháng 1 năm nay Grab đã nắm giữ 16,25% cổ phần của Bank Fama International, một ngân hàng tư nhân nhỏ. Thỏa thuận này được thực hiện thông qua một tổ chức có tên là A5-DB Holdings. Theo hồ sơ mà kỳ lân công nghệ Singapore trình lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ nơi tập đoàn này được niêm yết, A5-DB Holdings là một “công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn và trực tiếp của Grab”.

Người đại diện của tập đoàn công nghệ này cũng đã thừa nhận động thái đầu tư trên khi cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận đã đầu tư vào Bank Fama và mua lại số cổ phần thiểu số tại ngân hàng này”.

Đây là khoản đầu tư mới nhất trong chuỗi các động thái đầu tư mà Grab đã thực hiện trong lĩnh vực tài chính của Indonesia gần đây. Vào tháng 10 năm ngoái, tập đoàn này đã nắm quyền kiểm soát phần lớn cổ phần của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán số tại địa phương tên là Ovo. Việc này đã được thực hiện thông qua mua lại cổ phần từ đồng sở hữu là tập đoàn thương mại điện tử Tokopedia và tập đoàn địa phương Lippo. Tới đầu tháng này, Grab tiếp tục đầu tư vào Allo Bank.

Thông qua thương vụ này, Bank Fama có thể tận dụng kho dữ liệu khổng lồ về người dùng cá nhân của Grab cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa để mở rộng dịch vụ của mình. Ngân hàng này cũng có thể tận dụng dữ liệu tương tự tại nền tảng thương mại điện tử Bukalapak do Emtek là một cổ đông lớn.

Vào tháng 12 khi tập đoàn này niêm yết tại Mỹ, Giám đốc điều hành Grab Anthony Tan đã khẳng định tập đoàn sẽ đầu tư vào "ngân hàng kỹ thuật số và tất cả các dịch vụ tài chính", đồng thời nhấn mạnh rằng đây chính là "xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính cốt lõi của tương lai".

Grab không phải là công ty công nghệ duy nhất đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tại Indonesia. Đối thủ tới từ Indonesia của hãng là GoTo đang nắm giữ khoảng 1/5 cổ phần của một ngân hàng số địa phương tên là Bank Jago. Trong khi đó, gã khổng lồ công nghệ Singapore Sea sở hữu ngân hàng SeaBank tại đây và Bukalapak là nhà đầu tư vào Allo Bank cùng với Grab.

Trụ sở Singapore Telecommunications tại Singapore. Ảnh: AFP

Trụ sở Singapore Telecommunications tại Singapore. Ảnh: AFP

Mặt khác trong một tuyên bố chính thức hôm 21/1, Singapore Telecommunications hay Singtel, cũng cho biết đã đầu tư vào ngân hàng này. Tập đoàn viễn thông "đã mua 2,4 tỷ cổ phiếu mới do Bank Fama phát hành với giá trị tương đương 34,8 triệu USD”.

Giống với Grab, công ty cũng sở hữu một số cổ phần thiểu số tại Bank Fama nhưng ở mức 32,5%. Tập đoàn truyền thông địa phương Elang Mahkota Teknologi, hay còn được biết đến với cái tên Emtek, mới là cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này.

Trước đó vào tháng 7 năm ngoái, Emtek và Grab đã ký kết hợp tác chiến lược. Thông qua hồ sơ đăng ký trên sàn chứng khoán vào 21/1, Emtek cũng xác nhận khoản đầu tư của Grab và Singtel. Theo Singtel, Bank Fama có giá trị tài sản ròng chưa được kiểm toán là 72,6 triệu USD tính đến tháng 6.

Giám đốc điều hành Tập đoàn Singtel Yuen Kuan Moon nhấn mạnh rằng tập đoàn "hoàn toàn phù hợp và chia sẻ đề chung tầm nhìn với Bank Fama trong việc phục vụ phần lớn dân số chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính của Indonesia, đồng thời phổ biến hóa loại hình dịch vụ này”.

Đối với Singtel, khoản đầu tư này là một bước tiến nữa vào lĩnh vực ngân hàng sau việc thành lập liên doanh ngân hàng số với Grab tại Singapore. Vào năm 2020, hai công ty này đã đạt được một trong các giấy phép ngân hàng số đầu tiên tại Singapore và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.

Tuy chiếm hơn một nửa thị phần thị trường di động tại Singapore, cạnh tranh gay gắt tạo ra khá nhiều vấn đề với doanh nghiệp này. Trên hết, đại dịch cũng gây ra nhiều sự gián đoạn, đặc biệt là trong nhu cầu sử dụng một số loại dịch vụ. Do đó, công ty này phải tự mình tìm kiếm động lực tăng trưởng mới và đầu tư vào các dịch vụ số tại Đông Nam Á chính là ưu tiên.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.