“Kỳ lân công nghệ” Grab chính thức IPO trên Nasdaq sau khi hoàn thành việc sát nhập với Altimeter

GRAB SINGAPORE
13:42 - 02/12/2021
Grab chính thức IPO trên Nasdaq sau khi hoàn thành việc sát nhập với Altimeter
Grab chính thức IPO trên Nasdaq sau khi hoàn thành việc sát nhập với Altimeter
0:00 / 0:00
0:00
Gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á, Grab đã hoàn tất việc sát nhập với công ty mua lại là Altimeter Growth Corp và sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn Nasdaq với mã GRAB vào ngày hôm nay 2/12.

Trong một cuộc họp đặc biệt diễn ra vào ngày 30/11, Grab cho biết thương vụ sáp nhập đã được các cổ đông của Altimeter chấp thuận.

Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Grab, Anthony Tan cho biết: “Chúng tôi thực sự tin rằng đây là thời điểm để Đông Nam Á tỏa sáng. Và chúng tôi hy vọng rằng, việc gia nhập thị trường toàn cầu sẽ giúp thu hút những cơ hội to lớn hơn trong khu vực”.

Vào 10h30 tối ngày 2/12 (theo giờ Singapore), Anthony Tan và đồng sáng lập Grab, Tan Hooi Ling sẽ rung chuông khai trương Nasdaq từ Singapore với các tài xế và thương nhân Grab khi công ty chính thức lên sàn chứng khoán. Lễ rung chuông này sẽ là sự kiện đầu tiên của Nasdaq ở Đông Nam Á.

Grab chính thức IPO trên Nasdaq vào ngày 2/12. Nguồn: Internet.

Grab chính thức IPO trên Nasdaq vào ngày 2/12. Nguồn: Internet.

Việc định giá thương vụ này lên đến 40 tỷ USD sẽ đánh dấu đây là thương vụ SPAC (công ty mua lại mục đích đặc biệt - Special purpose acquisition company) lớn nhất thế giới. Theo kết quả của giao dịch, Grab sẽ nhận được khoản tiền mặt 4,5 tỷ USD, bao gồm 4 tỷ USD đầu tư tư nhân vào hoạt động thu xếp cổ phần công, từ sự thúc đẩy SPAC từ nhà đầu tư Brad Gerstner ở Thung lũng Silicon.

Các nhà đầu tư khác bao gồm các quỹ và tài khoản được quản lý hoặc tư vấn bởi BlackRock, Counterpoint Global của Morgan Stanley Investment Management, T.Rowe Price Associates, Fidelity, Permodalan Nasional Berhad và Temasek.

Hầu như không có cổ đông nào của Altimeter bỏ phiếu để lấy lại các khoản đầu tư của họ. Tỷ lệ mua lại của cổ đông đang là 0,02%. Cổ phiếu loại A của Grab sẽ giao dịch dưới tên GRAB. Cổ phiếu loại B được hưởng 45 phiếu bầu trên mỗi cổ phiếu, sẽ do ban lãnh đạo nắm giữ.

Doanh nghiệp Singapore này sẽ là công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á thứ hai được niêm yết tại Hoa Kỳ sau người đồng hương Sea, một tập đoàn thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến, niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán New York vào năm 2017 và được định giá 160 tỷ USD.

“Grab thể hiện sự đầu tư tăng trưởng độc đáo vào thị trường Đông Nam Á, một thị trường rất năng động và đang phát triển. Chúng tôi rất vui mừng khi được góp phần thúc đẩy sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ sáng tạo ở Đông Nam Á”, Dennis Lynch, người đứng đầu Counterpoint Global cho biết trong một tuyên bố.

Được thành lập vào năm 2012, Grab đã phát triển từ việc là một nhà cung cấp dịch vụ đặt xe theo yêu cầu, trở thành một nhà cung cấp cung cấp nhiều dịch vụ trong một ứng dụng, bao gồm cả giao thức ăn và thanh toán.

Grab - ứng dụng gọi xe phát triển mạnh nhất Đông Nam Á. Nguồn: Internet.

Grab - ứng dụng gọi xe phát triển mạnh nhất Đông Nam Á. Nguồn: Internet.

Grab hiện có mặt ở tám quốc gia trên khắp Đông Nam Á, bao gồm các trụ sở chính tại Singapore, Malaysia và Indonesia. Trích dẫn số liệu của App Annie tính đến tháng 10 năm 2021, Grab cho biết ứng dụng của họ được cài đặt trên hơn 40% tổng số điện thoại thông minh ở khu vực Đông Nam Á.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021, Grab cho biết đã lỗ ròng 988 triệu USD, cao hơn so với khoản lỗ ròng 621 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm ngoái. Grab giải thích rằng phần lớn của khoản lỗ trong quý III năm nay đến từ các chi phí phi tiền mặt ví dụ như chi phí lãi vay và khấu hao. Bên cạnh đó, trong quý III, nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Grab thừa nhận thực tế này "tạo ra một môi trường hoạt động đầy thách thức".

Hiện nay, SPAC đang là xu thế mà các doanh nghiệp châu Á lựa chọn để IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ. Lộ trình này đã trở nên phổ biến với các công ty khởi nghiệp, mở ra con đường đến với thị trường đại chúng nhanh hơn, đơn giản hơn so với hình thức IPO truyền thống. Ngoài Grab, còn có nhiều cái tên khác như Gogoro, VNG hay VinFast cũng lựa chọn SPAC là “cửa sau” niêm yết tại Mỹ. Tuy nhiên, thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đang siết chặt quản lý hơn với hoạt động SPAC, khiến các kế hoạch SPAC có dấu hiệu chậm lại.

Tin liên quan

Đọc tiếp