Lạm phát giá tại nhà máy của Trung Quốc tăng kỷ lục

KINH TẾ TRUNG QUỐC
18:20 - 10/11/2021
Một sà lan chở than trên Grand Canal qua Dương Châu, Trung Quốc, vào tháng trước. Ảnh: AFP
Một sà lan chở than trên Grand Canal qua Dương Châu, Trung Quốc, vào tháng trước. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Giá sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc đã tăng kỷ lục trong tháng 10 do chi phí năng lượng cao hơn, làm dấy lên lo ngại về lạm phát toàn cầu .

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc trong tháng 10 đã tăng kỷ lục 13,5% so với một năm trước đó, tăng nhanh từ mức tăng 10,7% trong tháng 9.

Con số này vượt quá mức dự báo trung bình 12,5% từ các nhà kinh tế do The Wall Street Journal thăm dò và là mức cao nhất kể từ năm 1996, khi các quan chức Trung Quốc bắt đầu công bố dữ liệu.

Lạm phát tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 1,5% trong tháng trước so với một năm trước đó, tăng từ 0,7% trong tháng 9, mặc dù vẫn thấp hơn mục tiêu chính thức khoảng 3% trong năm nay.

Theo bà Dong Lijuan, một nhà thống kê cấp cao của Cục Thống kê Quốc gia, vào tháng 10 thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu hụt một số mặt hàng đã làm gia tăng lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc. Bà cho biết, lạm phát nhà sản xuất tăng lên một phần là do nguồn cung năng lượng và nguyên liệu tương đối eo hẹp.

Các nhà kinh tế nhận định, giá tại xưởng cao liên tục ở Trung Quốc có thể sẽ làm trầm trọng thêm mối lo ngại lạm phát ở Mỹ và các nền kinh tế phương Tây khác. Đồng thời, lạm phát gây ra tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân Trung Quốc, phần lớn là do nhu cầu trong nước phục hồi không như kỳ vọng.

Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho các công ty khai thác than hoạt động hết công suất và giảm bớt các hạn chế nhập khẩu khi chi phí năng lượng tăng vọt. Giá than bắt đầu tăng trở lại sau khi sản lượng đạt mức cao nhất trong nhiều năm vào tuần trước.

Nhiều nhà kinh tế cho biết họ kỳ vọng lạm phát công nghiệp của Trung Quốc sẽ giảm dần trong những tháng tới khi các biện pháp can thiệp của Bắc Kinh làm giảm giá than theo thời gian. Ngoài ra, họ nói rằng nhu cầu của người tiêu dùng ở phương Tây đối với hàng hóa Trung Quốc có khả năng sẽ tăng trở lại.

Tuy nhiên, giá hàng hóa tăng cao trong thời gian tới sẽ hạn chế các lựa chọn của Bắc Kinh trong việc kích thích nền kinh tế vốn đang bị tàn phá bởi sự khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, tình trạng thiếu điện đang diễn ra và sự bùng phát mới của các ca nhiễm Covid-19.

Giá than và kim loại cao hơn có thể ngăn cản chính quyền địa phương mua thép và các mặt hàng khác cần thiết cho xây dựng cơ sở hạ tầng, một động lực tăng trưởng chính mà Trung Quốc thường dựa vào để ngăn chặn tình trạng suy thoái.

Theo dự báo của Zhaopeng Xing, nhà phân tích chiến lược Trung Quốc tại ANZ, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể chậm lại ở mức 3,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý 4, giảm từ 4,9% trong quý 3.

Lạm phát giá tại nhà máy của Trung Quốc tăng kỷ lục ảnh 1

Mưa lớn đã làm ngập lụt thành phố Jinzhong ở tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc vào tháng trước. Ảnh: AFP

Theo ông Xing: “Giá hàng hóa cao như vậy sẽ hạn chế đáng kể khả năng mở rộng chính sách tài khóa của Trung Quốc.” Ông cũng cho biết, ngân hàng trung ương nước này khó có thể nới lỏng chính sách tiền tệ vì các kế hoạch được Cục Dự trữ Liên bang công bố vào tuần trước, nhằm giảm bớt các biện pháp kích thích thời đại đại dịch của Mỹ.

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 10 một phần do những trở ngại về hậu cần đã đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu lên cao. Giá rau sạch trong tháng 10 đã tăng 16,6% so với tháng trước, bù đắp cho giá thịt lợn đang giảm.

Những trận mưa như trút nước đã làm ngập một số tỉnh trồng rau lớn ở miền bắc và miền trung Trung Quốc trong vài tuần qua và khiến giá rau xanh tăng. Nhưng các nhà kinh tế dự đoán, giá rau củ tăng cao sẽ không có tác động lâu dài đến lạm phát tiêu dùng, vì sự phục hồi chậm trong thu nhập hộ gia đình cũng như ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu.

Tháng trước, Dan Wang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Ngân hàng Hang Seng, đã hạ dự báo lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc xuống 1,3% vào cuối năm, giảm so với mức dự báo trước đó là 1,5%, do tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu trong các gia đình Trung Quốc giảm xuống dưới mức trước đại dịch trong chín tháng đầu năm.

Bà nhận định: “Trung Quốc sẽ không gặp vấn đề lạm phát vì cung hàng hóa luôn vượt quá nhu cầu thực tế.”

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.