Một tương lai metaverse được quản lý chặt chẽ của Trung Quốc

metaverse TRUNG QUỐC
09:27 - 02/02/2022
Ảnh: Tolgart/Getty Images
Ảnh: Tolgart/Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
Tương lai phát triển thị trường metaverse Trung Quốc như thế nào vẫn còn là một câu hỏi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sự lành mạnh, kiểm duyệt, tuân thủ quy định và ít liên quan tới tiền điện tử sẽ là đặc trưng của vũ trụ ảo tại đất nước tỷ dân này.

Từ kế hoạch 69 tỷ USD của Microsoft nhằm mua lại Activision đến việc Facebook đổi tên thành Meta Platforms, giới công nghệ gần như đều đang chạy đua để xây dựng cái được cho là thế hệ Internet tiếp theo. Các công ty này đều đang cố gắng hướng đến một thế giới ảo có thể tái tạo lại nhiều khía cạnh của cuộc sống thực.

Các chuyên gia cho rằng nỗ lực xây dựng metaverse của Trung Quốc đang tụt hậu sau các quốc gia khác như Mỹ và Hàn Quốc. Nguyên nhân do các công ty công nghệ của quốc gia này ít đầu tư vào lĩnh vực này hơn trong khi các sản phẩm hàng đầu như set kính Oculus của Meta thì bị cấm tại quốc gia này. Thêm vào đó, sự phát triển chậm chạp của các sản phẩm thực tế ảo (VR) được sản xuất trong nước đồng nghĩa với việc công nghệ metaverse không phổ biến ở đây.

Tuy nhiên gần đây, sự quan tâm đã bắt đầu gia tăng. Trong năm qua, hơn 1000 công ty bao gồm các công ty lớn như Alibaba và Tencent đã nộp đơn đăng ký cho khoảng 10.000 nhãn hiệu liên quan đến metaverse.

Baidu, gã khổng lồ tìm kiếm là doanh nghiệp bắt đầu khai phá vùng đất mới này vào tháng 12 với sự ra mắt của "XiRang". Đây được mô tả là nền tảng metaverse đầu tiên của Trung Quốc dù đã bị phản đối rộng rãi vì không cung cấp trải nghiệm nhập vai cấp cao. Baidu cho biết thêm ứng dụng này hiện vẫn trong quá trình hoàn thiện.

Ngoài các doanh nghiệp công nghệ đầu ngành, các công ty startup cũng đang nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn. Theo Sino Global, một công ty đầu tư mạo hiểm, trong 3 tháng 9, 10, 11 của năm 2021, đã có hơn 1,6 tỷ USD được đổ vào các doanh nghiệp liên quan tới metaverse. Trong khi đó, con số này cho công nghệ VR và ngành công nghiệp liên quan vào năm 2020 chỉ dừng ở mức 330 triệu USD.

Pan Bohang, người chuẩn bị ra mắt công ty startup chuyên về nền tảng trò chơi xã hội VR, chia sẻ: “Các nhà đầu tư và các giám đốc của các quỹ đầu tư mạo hiểm – những người mà không liên hệ với tôi trong nhiều năm – bỗng dưng nhắn tin và hẹn tôi nói chuyện. Tất cả đều muốn nói về metaverse”.

Ông Pan Bohang cùng thiết bị VR. Ảnh: Reuters

Ông Pan Bohang cùng thiết bị VR. Ảnh: Reuters

Một thế giới có quy định rõ ràng

Theo các chuyên gia, do metaverse tại Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, chính phủ sẽ có nhiều cơ hội định hướng sự phát triển của công nghệ này hơn. Điều này càng chính xác khi sự bùng nổ của metaverse lại trùng khớp với đợt siết chặt chính sách trên diện rộng với lĩnh vực công nghệ và các lĩnh vực khác.

"Các doanh nghiệp Internet truyền thống của Trung Quốc phát triển trước và sau đó được quản lý. Các ngành như metaverse sẽ được quản lý khi chúng được xây dựng",

Du Zhengping, người đứng đầu ủy ban ngành metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn, nhận định: “Các doanh nghiệp Internet truyền thống của Trung Quốc phát triển trước rồi mới được quản lý. Các ngành công nghiệp như metaverse sẽ được quản lý cùng với quá trình xây dựng”.

Những mô tả này chỉ ra một tương lai mà các nhà chức trách Trung Quốc đã thể hiện rõ rằng mình sẽ quản lý chặt chẽ – động thái khiến nhiều người ủng hộ metaverse cho rằng sẽ kìm hãm sự phát triển của công nghệ này. Cách tiếp cận của Trung Quốc cũng trái ngược với cách metaverse đang phát triển ở những nơi khác trên thế giới, nơi người dùng bị thu hút bởi những cách thể hiện bản thân mới.

Theo Eloi Gerard, một doanh nhân VR đã làm việc tại Trung Quốc 10 năm, metaver hiện tại là một nơi tập hợp các nhóm tôn giáo, các phòng trào LGBT, những người từ khắp nơi trên thế giới tụ họp lại và sử dụng thế giới ảo để chia sẻ ý tưởng với nhau. Đây là những gì mà mọi người đang làm hiện tại và mọi thứ đều vô cùng tiến bộ và tự do. Ý tưởng quản lý chặt chẽ của Trung Quốc đi ngược lại ý tưởng một người di chuyển giữa các thế giới ảo của metaverse.

Thêm vào đó, các chuyên gia cũng lưu ý rằng game – công nghệ quan trọng kết nối với metaverse – là một lĩnh vực khác đang chịu sự quản lý chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc.

Hiện tất cả các trò chơi được ra mắt ở quốc gia này đều cần được chính phủ phê duyệt. Tuy game thể loại chiến đấu được cho phép lưu hành, tất cả các trò chơi có nội dung bạo lực mạnh có liên quan tới máu và xác chết sẽ bị cấm. Các nội dụng được đánh giá là đồi trụy cũng sẽ bị cấm. Như một phần của chiến dịch siết quy định, các nhà chức trách cũng đang tìm cách hạn chế việc trẻ em vị thành niên chơi game hay sùng bái quá mức người nổi tiếng và tiền bạc.

Đáp lại những động thái này của chính phủ, các gã khổng lồ trong lĩnh vực trò chơi như Tencent và NetEase đều tuyên bố mình sẽ tuân thủ tất cả các quy tắc được đề ra khi phát triển các dịch vụ metaverse.

Sự giám sát của chính phủ cũng được thể hiện qua những cách khác. Vào cuối tháng 11, chính phủ Trung Quốc đã xuất bản một bài báo về việc công nghệ metaverse nên được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng các lớp giáo dục tư tưởng cho học sinh.

Tại cuộc họp hồi tháng 1 của cơ quan cố vấn chính trị thành phố Bắc Kinh về sự phát triển của metaverse, đã có nhiều đề xuất được đưa ra. Trong số đó bao gồm việc thành lập một hệ thống đăng ký cho các cộng đồng metaverse. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước, việc này là để ngăn chặn các nhóm này gây ảnh hưởng đến cộng đồng rộng lớn hơn và gây ra các cú sốc về kinh tế hoặc tài chính.

Và trong khi tiền điện tử trở thành một đặc điểm nổi bật của nhiều nền tảng metaverse phương Tây, nó lại vắng mặt trong các nền tảng metaverse của Trung Quốc do bị cấm. Thay vào đó, các hình thức thanh toán kỹ thuật số đa dạng như đồng NDT điện tử của ngân hàng trung ương được đưa vào sử dụng.

Bất chấp các hạn chế, một số doanh nhân cho rằng metaverse vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc đơn giản chỉ vì người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng thử các hình thức giải trí trực tuyến mới.

Nikk Mitchell là một trong những người sở hữu niềm tin như vậy. Công ty của ông hiện đang đàm phán về các dự án metaverse dựa trên các câu chuyện Trung Quốc sử dụng các yếu tố như thư pháp và trang phục truyền thống. Theo ông, khi người tiêu dùng tại quốc gia này sẵn sàng thử các sản phẩm liên quan tới metaverse, việc ứng dụng hàng loạt công nghệ này sẽ xảy ra ở một tốc độ nhanh hơn cả ở phương Tây như hiện tại.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.