Nan giải việc đảm bảo an ninh trong metaverse

metaverse THẾ GIỚI
14:40 - 09/06/2022
Với tần suất các vụ lừa đảo ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, việc đảm bảo an ninh và các quyền cơ bản cho người dùng trong metaverse ngày càng trở nên cấp thiết. Ảnh: Getty Images
Với tần suất các vụ lừa đảo ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, việc đảm bảo an ninh và các quyền cơ bản cho người dùng trong metaverse ngày càng trở nên cấp thiết. Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của metaverse, những cuộc thảo luận về việc bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro tiềm ẩn trong một môi trường mà ranh giới giữa thế giới thực và ảo đang bị mờ đi cũng ngày càng trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Theo các định nghĩa phổ biến nhất, metaverse là một thế giới thực tế ảo được đặc trưng bởi yếu tố trải nghiệm 3 chiều và đa giác quan khác biệt so với Internet hai chiều hiện tại. Sản phẩm gần nhất với công nghệ metaverse mà con người đạt được đang là các trò chơi như Fortnite hay Roblox.

Tuy nhiên, do vẫn còn là một lĩnh vực mới, các chế tài xử lý sai phạm cũng như bảo vệ người dùng vẫn chưa được rõ ràng. Việc đầu tư cũng như tham gia vào các nền tảng metaverse vì vậy được đánh giá là có rủi ro cao và không được khuyến khích. Trên hết, các lo ngại về chia sẻ dữ liệu, quyền riêng tư cho người dùng hay tác hại của thế giới ảo cũng là các yếu tố được nhiều người cân nhắc và thảo luận.

Metaverse có thể tạo nên những rủi ro nào

Trọng tâm của khái niệm metaverse là các môi trường 3D có thể truy cập và tương tác trong thời gian thực. Nếu việc này trở thành thực tế, việc triển khai rộng khắp sẽ phụ thuộc vào việc áp dụng công nghệ thực tế mở rộng (XR). Tuy nhiên do con người vẫn cần tương tác ngoài đời thật, nhiều người vẫn hướng tới công nghệ thực tế hỗn hợp (MR) hơn để kết hợp các trải nghiệm thực và ảo với nhau.

Do đó, việc vi phạm quyền riêng tư và bảo mật là những thứ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của các tương tác người dùng. Các vi phạm có thể xảy ra theo trong nhiều trường hợp và theo nhiều cách thức khác nhau, ví dụ như một người giả mạo là bác sĩ y tế để có quyền truy cập vào công nghệ cho các ca phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật số.

Ngoài ra, các rủi ro tiềm ẩn còn có thể được tìm thấy trong những ứng dụng “thế giới ảo” như trên các nền tảng trò chơi. Một ví dụ có thể kể tới là các phiên bản tái hiện về vụ bắn súng ở nhà thờ Hồi giáo Christchurch năm 2019 nhắm vào trẻ nhỏ. Các nội dung bạo lực như thế này đã được tìm thấy rất nhiều lần trên Roblox bất chấp các nỗ lực ngăn chặn của công ty sở hữu.

Các nội dung cực đoan và khủng bố không phải là tác hại duy nhất trong thế giới ảo. Gần đây, một người dùng đã gặp phải tình trạng phân biệt chủng tộc kéo dài vài phút khi chơi Rec Room trên kính Oculus Quest VR của Meta Platforms mà không thể báo cáo chủ nhân thực hiện hành vi đó. Quấy rối tình dục cũng là một vấn đề đang dần xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng trên metaverse vì nhiều lý do.

Các cuộc mô phỏng các vụ xả súng trên Roblox diễn ra thường xuyên bất chấp nỗ lực ngăn chặn của chủ sở hữu nền tảng này. Ảnh: Roblox

Các cuộc mô phỏng các vụ xả súng trên Roblox diễn ra thường xuyên bất chấp nỗ lực ngăn chặn của chủ sở hữu nền tảng này. Ảnh: Roblox

Các rủi ro trong metaverse sẽ bị phóng đại hơn

Theo nhận định của bà Mary Anne Franks, chủ tịch của sáng kiến Cyber Civil Rights, các rủi ro số trong metaverse sẽ trở nên “thực” hơn nhiều dựa trên cách bộ não con người diễn giải các trải nghiệm. Do đó, các hành vi lạm dụng trong VR sẽ “đau thương hơn nhiều so với các thế giới kỹ thuật số khác”.

Có nhiều phương pháp khiến các rủi ro trở nên trầm trọng hơn trong metaverse. Tùy thuộc vào cách quản lý các không gian kỹ thuật số này, người dùng có thể gặp phải những tiếp xúc không mong muốn trong một môi trường đa phương thức.

Ngày nay nếu có ai đó không mong muốn liên hệ với chúng ta, những liên hệ này hầu như chỉ giới hạn trong tin nhắn văn bản, ảnh hay biểu tượng cảm xúc. Tuy nhiên trong metaverse, một cá nhân hoàn toàn có thể vào không gian ảo và “tới gần” một người. Với công nghệ xúc giác tích hợp trong metaverse để kết hợp cảm ứng bổ sung vào tương tác người dùng, các rủi ro này có thể còn được phóng đại hơn nữa.

Ví dụ như hiện tại, nhiều tổ chức đang phát triển găng tay xúc giác để cung cấp phản hồi chính xác và thực tế hơn cho người dùng. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể bị lợi dụng bởi những kẻ xấu cho những mục tiêu mà chúng ta chưa thể hiểu được hết.

Trên hết, các nội dung độc hại đang sinh sôi không kiểm soát trong cuộc sống số hiện tại của con người hoàn toàn có thể phát sinh trong metaverse, khiến nó trở thành một nền tảng 3D với những nội dung gây khó chịu. Do tính đa giác quan của môi trường, các tác động cũng đồng thời trở nên lớn hơn và sâu rộng hơn.

Tiền ảo – loại tiền đi cùng với công nghệ metaverse cũng tạo thêm một thách thức khác trong việc kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng. Theo nhiều ý kiến, hiện tại đã có nhiều trẻ em sử dụng avatar của mình để tham gia các CLB thoát y để đổi lấy đồng tiền ảo Robux. Tính phi tập trung của tiền điện tử cũng như tính ẩn danh khiến nó trở thành một lựa chọn ưa thích cho những người sở hữu và mua bán các tài liệu lạm dụng trẻ em (CSAM).

Việc theo dõi và lưu giữ dữ liệu sinh trắc học để cung cấp cho các nền tảng “các thông tin chất lượng bao gồm danh tính thực của bạn kết hợp với các yếu tố khác cũng đặt ra các thách thức mới. Hiện đang có một số chuyên gia nhân quyền và các nhà khoa học như bà Brittan Heller bắt đầu thảo luận về những tác động tiềm ẩn của việc thu thập dữ liệu đối với nhân quyền và quyền riêng tư.

Các rủi ro trên metaverse sẽ gây ra tác động "đau thương hơn nhiều" so với các nền tảng kỹ thuật số khác do tính tương tác cao và đa chiều của nó.

Các rủi ro trên metaverse sẽ gây ra tác động "đau thương hơn nhiều" so với các nền tảng kỹ thuật số khác do tính tương tác cao và đa chiều của nó.

Các giải pháp cho tương lai

Trong bối cảnh đó, Trưởng bộ phận An toàn Toàn cầu tại Meta Platforms Antigone Davis cho biết việc đóng góp vào sự phát triển của metaverse sẽ yêu cầu các nghiên cứu, đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực an ninh XR một cách có trách nhiệm. Meta hiện đang đầu tư vào các biện pháp kiểm soát cho phép người dùng quản lý nội dung và báo cáo hành vi sai phạm.

Tuy nhiên, việc đảm bảo an ninh cho metaverse không thể được thực hiện chỉ với nỗ lực của 1 công ty. Việc này sẽ cần tới sự hợp tác với những cơ quan thuộc chính phủ, với các tập đoàn cùng ngành cũng như các học viện giáo dục và các tổ chức xã hội dân sự.

Theo bà Heller, nền tảng VR và AR cần các điều khoản dịch vụ cụ thể dựa trên cách công nghệ này tương tác với bộ não của chúng ta và chúng ta không thể chỉ áp dụng các quy tắc từ các phương tiện truyền thông xã hội hiện có cho metaverse.

Nhiều công ty cũng như các chuyên gia cùng các cơ quan quản lý đều đang ủng hộ việc hình sự hóa các hành vi không được phép trong metaverse tương tự như ở ngoài thế giới thực. Mặt khác, phần lớn các quốc gia đều thiếu chế tài đối với các hình thức lạm dụng kỹ thuật số mới nổi như "deepfakes" – công nghệ sử dụng mặt và giọng nói của một người để làm giả video.

Các điều luật để bảo vệ trẻ em trực tuyến cũng đang bị tụt hậu trong thế giới Internet hiện nay và hoàn toàn không tồn tại ở một lĩnh vực mới như metaverse. Các vấn đề khác như nhân quyền hay cơ chế kiểm duyệt hoặc bảo vệ người dùng khỏi lừa đảo trên metaverse cũng đều cần được đưa vào cân nhắc để đi đến những chính sách và chế tài cố định và chặt chẽ.

Các hình thức quản trị nền tảng hiện hữu của metaverse thông qua điều tiết mang tính phản ứng và trừng phạt cũng phải được cải thiện. Nguyên nhân là do nó không thể ngăn chặn được các tác hại vốn hoàn toàn có thể được tránh. Ngoài ra, việc tìm cách khuyến khích các hành vi tốt hơn và có thể đi kèm phần thưởng cho các tương tác tích cực nên trở thành một phần quan trọng hơn của một tương lai metaverse an toàn hơn.

Các rủi ro vốn tồn tại trong thế giới Internet hiện tại hoàn toàn có thể phát triển trong metaverse và thậm chí còn có nguy cơ nghiêm trọng hơn. Ảnh: Fortnite

Các rủi ro vốn tồn tại trong thế giới Internet hiện tại hoàn toàn có thể phát triển trong metaverse và thậm chí còn có nguy cơ nghiêm trọng hơn. Ảnh: Fortnite

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.