Người lao động tuần hành ở nhiều nước trong ngày 1/5

Biểu tình THẾ GIỚI
18:07 - 01/05/2023
Tại một số thành phố lớn ở các quốc gia trên thế giới, một số lượng lớn người lao động và các nhà hoạt động đánh dấu ngày 1/5 bằng các cuộc tuần hành kêu gọi tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện điều kiện lao động.

Được coi như ngày tôn vinh quyền của người lao động, ngày 1/5/2023 được đánh dấu bằng các cuộc tuần hành và các sự kiện khác không chỉ tại châu Âu mà còn nhiều thành phố tại châu Á. Theo hãng tin AP, các sự kiện này có sự tham gia của nhiều người hơn so với các năm trước do hạn chế Covid-19 đã được dỡ bỏ.

Tại Pháp và đặc biệt là thủ đô Paris, các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của Tổng thống Emmanuel Macron vẫn đang diễn ra rầm rộ. Các công đoàn coi việc ông Macron thông qua dự luật mà không bỏ phiếu tại Quốc hội là xâm phạm tới nền dân chủ, đồng thời coi kế hoạch này là mối đe dọa đối với quyền của người lao động và mạng lưới an sinh xã hội của Pháp.

Trong bối cảnh đó, hàng loạt các cuộc biểu tình, tuần hành được tổ chức liên tục và cuộc biểu tình ngày 1/5 này dự kiến ​​sẽ là một trong những cuộc lớn nhất.

Người lao động Hàn Quốc tuần hành ngày 1/5 với yêu cầu tăng lương tối thiểu và giảm số giờ làm việc. Ảnh: AP

Người lao động Hàn Quốc tuần hành ngày 1/5 với yêu cầu tăng lương tối thiểu và giảm số giờ làm việc. Ảnh: AP

Tại một quốc gia châu Âu khác là Đức, các nhóm nữ quyền đã tổ chức cuộc biểu tình mang tên “Take back the night” vào đêm trước 1/5 để phản đối bạo lực nhắm vào phụ nữ và những người thuộc cộng đồng LGBTI.

Hãng tin AP cho biết vài nghìn người đã tham gia cuộc tuần hành trong khi vào ngày 1/5, nhiều cuộc biểu tình tiếp theo của các liên đoàn lao động và các nhóm cánh tả đã được lên kế hoạch ở các thành phố tại quốc gia này.

Bên cạnh đó, các cuộc tuần hành và biểu tình vào Ngày Lao động cũng diễn ra nhiều thành phố lớn tại châu Á. Ở Hàn Quốc, hàng chục nghìn người đã tham dự các cuộc tuần hành khác nhau trong một động thái lớn nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu hồi năm 2020.

Các nhà tổ chức sự kiện này cho biết 2 cuộc tuần hành lớn tại thủ đô Seoul dự kiến thu hút khoảng 60.000 người. Những người lao động tham gia đã yêu cầu tăng lương tối thiếu và giảm giờ làm việc cùng một loạt yêu cầu cải thiện điều kiện lao động khác.

Đông đảo người lao động tham gia biểu tình tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AP

Đông đảo người lao động tham gia biểu tình tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AP

Trong khi đó tại Tokyo, Nhật Bản hàng nghìn thành viên liên đoàn lao động, các nhà lập pháp đối lập và các học giả đã tập trung tại công viên Yoyogi vì lý do tương tự. Những người này yêu cầu tăng lương để bù đắp tác động của chi phí gia tăng trong bối cảnh cuộc sống của người lao động vẫn đang phục hồi sau những thiệt hại của đại dịch.

AP trích dẫn các nhà lãnh đạo công đoàn cho biết các biện pháp tăng lương của chính phủ là không đủ và không bắt kịp với giá cả tăng cao. Ngoài ra, họ cũng chỉ trích kế hoạch tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng của Thủ tướng Fumio Kishida dẫn tới việc tăng thuế trong những năm tới, đồng thời cho rằng số tiền này nên được chi cho phúc lợi và an sinh xã hội cũng như cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân.

Ông Yoshinori Yabuki, người đứng đầu Hội đồng Công đoàn khu vực Tokyo, một trong những người tổ chức sự kiện, cho biết: “Hãy tiếp tục đấu tranh trong khi những người lao động đoàn kết để tìm kiếm hòa bình và dân chủ ở Nhật Bản”.

Tại thủ đô Jakarta, Indonesia, những người biểu tình cũng yêu cầu chính phủ bãi bỏ luật tạo việc làm mà họ cho rằng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại gây thiệt hại cho người lao động và môi trường.

AP trích dẫn một người biểu tình mang tên Sri Ajeng cho biết: “Luật tạo việc làm phải được bãi bỏ vì mục đích cải thiện điều kiện làm việc. Nó chỉ nhằm mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động, không phải cho người lao động”.

Người biểu tình tại thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 1/5/2023. Ảnh: AP

Người biểu tình tại thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 1/5/2023. Ảnh: AP

Người lao động Philippines tổ chức tuần hành kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động gần dinh tổng thống Malacanang ở Manila, Philippines nhằm yêu cầu tăng lương tối thiểu. Ảnh: AP
  1. Người lao động Philippines tổ chức tuần hành kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động gần dinh tổng thống Malacanang ở Manila, Philippines nhằm yêu cầu tăng lương tối thiểu. Ảnh: AP

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.