Người nhà thành viên HĐQT ngân hàng ACB đăng ký bán ra 100.000 cổ phiếu

NGÂN HÀNG Việt nAM
14:22 - 24/08/2022
0:00 / 0:00
0:00
Giám đốc Phòng giao dịch ACB Gò Vấp đồng thời là em ruột bà Đặng Thu Thủy - thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu đã giảm lượng nắm giữ xuống 1,01 triệu đơn vị thông qua việc đăng ký bán 100.000 cổ phiếu ACB

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM HoSE vừa thông báo liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu ACB. Theo đó, bà Đặng Thị Thu Vân - Giám đốc Phòng giao dịch ACB Gò Vấp đồng thời là em ruột bà Đặng Thu Thủy - thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã đăng ký bán 100.000 cổ phiếu ACB (HoSE: ACB), giảm lượng nắm giữ xuống 1,01 triệu đơn vị, chiếm 0,03% vốn.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 25/8 đến 23/9, giao dịch với mục đích tài chính cá nhân. Trước giao dịch, bà Đặng Thu Vân nắm giữ hơn 1,1 triệu cổ phiếu ACB, tương đương với tỷ lệ 0,032%.

Về phía bà Đặng Thu Thủy, Thành viên HĐQT ACB, hiện bà nắm giữ 40,3 triệu cổ phần, chiếm 1,19% vốn. Trong phiên giao dịch sáng ngày 24/8, cổ phiếu ACB dao động quanh mốc 24.700 đồng/cp, tăng hơn 12% so với đáy ngày 13/5.

Trước đó, ACB dự kiến phương án phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cp để trả cổ tức với tỷ lệ phát hành 25% số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành cho cổ đông.

Sau khi hoàn tất phát hành, tổng giá trị vốn điều lệ của ACB có thể đạt được hơn 33.774 tỷ đồng, thời gian dự kiến hoàn thành đợt tăng vốn điều lệ trong quý III/2022.

Về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2022 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 9.028 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ, đạt 60% kế hoạch năm. Bên cạnh việc được hoàn nhập hơn 270 tỷ đồng trong nửa đầu năm, hoạt động khác báo lãi 725 tỷ đồng, tăng 26 lần. Thu nhập lãi thuần ở mức 11.047 tỷ đồng, tăng 15%. Hoạt động dịch vụ lãi 1.732 tỷ đồng, tăng 14,6%.

Kết quả trên cũng giúp ACB duy trì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao, đạt 25,8%, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động trên thị trường.

Tại báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh của ACB năm nay, Chứng khoán SSI cho rằng đây sẽ là một năm khá thuận lợi đối với ngân hàng, với lợi nhuận trước thuế dự báo đạt 16.900 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng tốt (tăng 16%), NIM tăng 0,25 điểm % và chi phí dự phòng giảm.

Trong 6 tháng đầu năm tỷ lệ nợ xấu ghi nhận 0,76%, tương đương cuối năm 2021. Từ quan điểm quản trị rủi ro thận trọng, ACB đã tăng cường trích lập theo các thông tư liên quan, đồng thời chủ động tăng cường tỷ lệ bao nợ xấu từ 2021 để đảm bảo bước đệm phòng thủ cho các năm sau.

Kết quả thu lại, ACB ghi nhận hoàn nhập dự phòng 270 tỷ thay vì trích lập thêm để phòng vệ nợ xấu, dư nợ tái cơ cấu tại ngân hàng đã giảm từ 16.000 tỷ xuống 13.000 tỷ đồng, các chuyên gia nhận định tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2022 sẽ được kiểm soát không quá 1%.

Đáng chú ý, báo cáo cũng ghi nhận, do ngân hàng không tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp nên có thể sẽ ít bị ảnh hưởng hơn trong giai đoạn thị trường bất ổn như hiện tại.

Trong năm nay, ACB đưa ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 15.018 tỷ đồng, tăng 25% so với 2021; tài sản tăng 11% lên 588.187 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 10% lên 398.299 tỷ đồng theo chỉ tiêu được NHNN giao hồi đầu năm; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.