Nhóm bluechip lại ‘bốc đầu’, đến lượt PNJ tỏa sáng trong phiên cuối tuần

PNJ VN INDEX
15:54 - 27/05/2022
Với phiên tăng trần hôm nay, PNJ gần chạm mức đỉnh cũ sau giai đoạn rơi mạnh. Vietstock
Với phiên tăng trần hôm nay, PNJ gần chạm mức đỉnh cũ sau giai đoạn rơi mạnh. Vietstock
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index kết phiên cuối tuần trong trạng thái thăng hoa với mức tăng gần 17 điểm, lực kéo đến từ nhóm bluechip với PNJ tăng trần, FPT, MWG tăng mạnh gần 6%.

Với mức tăng như trên, chỉ số VN-Index vươn lên mốc 1285.45 điểm. Ngược lại, HNX-Index lại giảm hơn 2 điểm còn UPCoM tăng nhẹ. Thanh khoản cải thiện với tổng giá trị giao dịch đạt 18.596 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch của khối ngoại chiếm hơn 2.500 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ hơn 100 tỷ, tập trung vào các mã quỹ FUEVFVND, VHM, VNM, FRT, VCB, GPG, DGW, HAH, HDB, VJC… Trong khi đó DGC bị bán mạnh nhất, tiếp sau là NKG, TPB, SAB, KBC, GEX, HDC, DXG…

Dòng tiền hôm nay hướng mạnh đến nhóm bluechip giúp chỉ số VN30 phục hồi hơn 26 điểm, lên mức 1335.68. PNJ là mã “trắng bên bán” khi kết phiên. Cổ phiếu của Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận hiện tăng lên mức giá 122.300 đồng/cp, gần chạm mức đỉnh đã xác lập trong phiên 18/4/2022. Doanh nghiệp vàng bạc duy nhất trên sàn vừa công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022 với doanh thu thuần đạt 12.912 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 866 tỷ đồng; tăng lần lượt 42,9% và 44,9% so với 4 tháng đầu năm 2021.

FPT và MWG cũng tăng mạnh 5,9% và 5,5%, tiếp sau là ACB +4,8%, KDH +2,7%, VNM +2,4%, TPB +2,2%, TCB +2%... Chiều giảm chỉ có STB -0,7%. Mã của ngân hàng Sacombank điều chỉnh sau nhiều phiên tăng trần, tăng mạnh, hiện giao dịch ở mức giá 22.250 đồng/cp.

Với sự dẫn dắt của “anh cả” FPT, cổ phiếu nhóm công nghệ thông tin cũng dẫn đầu chiều tăng hôm nay với tỷ lệ vốn hóa +5,2%. Trong nhóm có ITD tăng trần, ADC +8,8%, EID +4,7%, CMG +3,1%, BST +2,6%, ELC +1,6%, SMN +1,5%... Nhiều mã đứng giá tham chiếu trong khi chỉ có 4 mã ở chiều giảm là ONE, PIA, SED, STC.

Với sự đóng góp lớn của bluechip MWG, nhóm bán lẻ cũng tăng 4,5% giá trị vốn hóa với FRT +6,7%, CIA +5,2%, AMD +3,4%, NAV +3,2%, VTJ +2%...

Top cổ phiếu giao dịch đột biến trong phiên hôm nay. SSI

Top cổ phiếu giao dịch đột biến trong phiên hôm nay. SSI

Bên cạnh đó, các nhóm vận tải – kho bãi, nông nghiệp, chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng, bán buôn, ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, khai khoáng, chứng khoán cũng ở chiều tăng. Tuy nhiên sự phân hóa diễn ra với dòng tiền đổ vào các mã lớn.

Như tại nhóm ngân hàng, ACB, CTG, BID, HDB, EIB, MBB, TCB, TPB, VPB… đều ở chiều tăng. Trong khi các mã nhỏ như BVB, KLB, NVB, PGB lại kết phiên trong sắc đỏ. Các mã ngành ngân hàng hôm nay đáng chú ý là EIB khi tăng 4,9% lên mức giá 34.000 đồng/cp. Ngân hàng Eximbank hôm nay tổ chức ĐHĐCĐ lần 2 thành công, thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 107,5% so với năm trước. Tổng tài sản đạt 179.000 tỷ đồng, tăng gần 8%.

Hay tại nhóm xây dựng và bất động sản có REE tăng trần, bộ ba nhà Vingroup đều kết phiên trong sắc xanh. NVL, PDR, SSH, DIG, KDH, KBC, NLG, DXG, CEO, VCG… cũng ở chiều tăng giá. Ngược lại, BCM, KSF, THD, BCG, SNZ, LGC… ở chiều giảm. Trong đó THD của Thaiholdings rơi mạnh gần 8%, sau thông tin ông Nguyễn Đức Thụy đăng ký bán toàn bộ hơn 87 triệu cổ phiếu, thoái sạch 25% vốn tại công ty này.

Nhóm cổ phiếu họ FLC đã có thanh khoản sau phiên tê liệt vì thông tin bị hạn chế giao dịch hôm qua. AMD, KLF và ART tăng 3-5%. FLC giảm 3,7% về mức giá 5.970 đồng/cp, ROS giảm 4,9% về giá 3.900 đồng, còn HAI giảm 5,4% về giá 3.000 đồng. FLC và ROS dẫn đầu về khối lượng giao dịch hôm nay với hơn 26 triệu mỗi cổ phiếu được sang tay.

Như vậy, sau phiên 26/5 rung lắc nhẹ do vùng cản quanh mốc 1.280, VN-Index đã tiếp tục hướng lên vùng cản kế tiếp quanh 1.300 điểm. Tại vùng này, thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh rõ nét hơn. Tuy nhiên, tín hiệu thanh khoản cải thiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã bớt e ngại. Khi dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ hơn, VN-Index sẽ có thể tìm lại các mức đỉnh cũ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.