Philippines và Nhật Bản kêu gọi Indonesia bỏ lệnh cấm xuất khẩu than

XNK Indonesia
20:54 - 10/01/2022
Indonesia hiện đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu than trong một tháng. Ảnh: Reuters
Indonesia hiện đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu than trong một tháng. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Hai nước Philippines và Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào lượng than của Indonesia, đang kêu gọi quốc gia này bỏ lệnh cấm xuất khẩu than do đang phải chịu ảnh hưởng về năng suất sản xuất điện.

Trong một tuyên bố ngày 10/1, Bộ năng lượng Philippines cho biết, Bộ trưởng Alfonso Cusi tuần trước đã kêu gọi người đồng cấp Indonesia, Arifin Tasrif, dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu than, “đặc biệt là đối với Philippines”.

Bà Cusi nói trong một bức thư gửi ông Tasrif rằng, chính sách của Indonesia sẽ "gây bất lợi cho các nền kinh tế hiện phụ thuộc vào các hệ thống phát điện chạy bằng than như Philippines”.

Indonesia đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu than một tháng, kể từ ngày 1/1/2022 và nói rằng nước này đang đối mặt với các kho dự trữ cạn kiệt nhiên liệu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lưới điện phục vụ các đảo Java và Bali. Nguyên nhân là do một loạt các công ty khai thác than đã không đáp ứng “nghĩa vụ thị trường nội địa”. Theo đó, các công ty phải cung cấp 25% sản lượng hàng năm cho thị trường địa phương.

Theo bà Cusi, trong năm ngoái, Philippines đã nhập khẩu 2,3 triệu tấn than từ Indonesia mỗi tháng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy năng lượng chạy bằng than của nước này. “Điện sản xuất từ ​​than chiếm khoảng 60% nhu cầu điện năng của đất nước”, bà Cusi cho biết trong lá thư của mình.

Indonesia là nhà xuất khẩu than nhiệt điện lớn nhất thế giới, cung cấp phần lớn nhiên liệu mà Philippines sử dụng trong các nhà máy điện. Ảnh: Reuters
Indonesia là nhà xuất khẩu than nhiệt điện lớn nhất thế giới, cung cấp phần lớn nhiên liệu mà Philippines sử dụng trong các nhà máy điện. Ảnh: Reuters

Ngoài Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là mục tiêu của lệnh cấm. Đại sứ Nhật Bản tại Indonesia, Kenji Kanasugi, đã gửi một lá thư hôm 4/1 tới Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, kêu gọi chấm dứt lệnh cấm. Tokyo lặp lại thông điệp tương tự vào ngày 10/1, khi Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Koichi Hagiuda, hiện đang ở Jakarta, gặp Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Arifin Tasrif.

"Nhập khẩu than từ Indonesia rất quan trọng đối với nguồn cung cấp điện ổn định của Nhật Bản. Tôi đến đây để tìm giải pháp. Chúng tôi mong các bạn thông cảm", ông Koichi Hagiuda nói trong cuộc họp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo gần đây đã có cuộc gặp trực tuyến với người đồng cấp Indonesia, Muhammad Lutfi, nêu quan ngại về lệnh cấm và yêu cầu nhanh chóng khởi động lại các chuyến hàng than, theo hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

Indonesia đã giới hạn giá than trong nước ở mức 70 USD/tấn - thấp hơn một nửa giá thị trường hiện tại. Trong khi lệnh cấm xuất khẩu được cho là sẽ được xem xét vào ngày 5/1 và một quan chức cấp cao của chính phủ Indonesia cho biết tuần trước rằng tình trạng khẩn cấp "đã kết thúc", các cuộc đàm phán cuối tuần giữa chính phủ và Hiệp hội khai thác than Indonesia đã không thể mở đường để dỡ bỏ lệnh hạn chế.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.