Shinhan Việt Nam cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 'thế chấp khoản phải thu' để vay tiền

NGÂN HÀNG Việt nAM
15:36 - 23/08/2022
0:00 / 0:00
0:00
Nhằm hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi số của ngân hàng, Shinhan Việt Nam vừa trở thành ngân hàng nước ngoài tiên phong cho ra mắt sản phẩm vay được thế chấp bằng khoản phải thu.

Sản phẩm nhằm cung cấp khoản vay tín dụng cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ quá trình giao thương được thông suốt và thuận lợi, thông qua việc tận dụng khoản phải thu phát sinh từ giao dịch mua bán giữa hai công ty tại Việt Nam để thế chấp cho khoản vay. Trong đó, bên mua là những doanh nghiệp có độ uy tín cao trên thị trường.

Toàn bộ quy trình đăng ký khoản vay của sản phẩm đều được thực hiện thông qua nền tảng kỹ thuật số của Fin2B - công ty cung cấp giải pháp Tài chính chuỗi cung ứng (Supply Chain Financing – SCF) hàng đầu tại Châu Á với các thị trường trọng điểm ở Hàn Quốc và Đông Nam Á.

Lợi ích của sản phẩm đối với các doanh nghiệp bên mua là giải pháp quản lý thanh toán hiệu quả dựa trên nền tảng kỹ thuật số hiện đại. Song song đó, các doanh nghiệp bên mua cũng được linh hoạt lựa chọn đối tác bên bán uy tín để thực hiện giao dịch.

Do đó, dựa trên mức độ uy tín của mối quan hệ giữa hai bên, các doanh nghiệp bên mua có thể thương lượng giãn thời gian trả nợ khoản vay lên đến 180 ngày.

Đối với các doanh nghiệp bên bán, sản phẩm cung cấp khoản vay với mức lãi suất thấp, linh hoạt đáp ứng nhu cầu vốn trước kỳ hạn thanh toán. Đồng thời, bên bán không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào khi thực hiện khoản vay cũng như chủ động đăng ký khoản vay ngay trên nền tảng kỹ thuật số mà không cần đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch của Ngân hàng Shinhan.

Theo ông Võ Vy Tùng – Giám đốc Phòng Kinh Doanh Doanh Nghiệp của Ngân hàng Shinhan Việt Nam: “Việc ra mắt sản phẩm vay mới này thể hiện sự cam kết của Ngân hàng Shinhan với thị trường Việt Nam thông qua việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, mang đến các doanh nghiệp giải pháp tài chính tối ưu, giúp đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả”.

Đây cũng là một đóng góp trong việc thúc đẩy tiến độ chuyển đổi số theo định hướng chiến lược đến năm 2030 của Ngân hàng Shinhan - Trở thành một trong những Ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.