Singapore tiêm chủng cao vẫn dè chừng làn sóng Covid-19 mới

COVID-19 SINGAPORE
10:31 - 26/11/2021
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung. Ảnh: Bloomberg
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung. Ảnh: Bloomberg
0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết, tỷ lệ tiêm chủng cao và khả năng miễn dịch tự nhiên ngày càng tăng có thể bảo vệ Singapore khỏi sự bùng phát dịch Covid-19 như châu Âu và Mỹ.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh châu Á về Y tế Toàn cầu ở Singapore, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết, dân số được tiêm chủng ở Singapore có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao hơn 50% so với bệnh cúm, trong khi những người không được tiêm chủng có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần.

Điều đó cho thấy Covid-19 có thể là bệnh đặc hữu, với điều kiện đủ số người được chủng ngừa, ông cho biết. Khoảng 85% dân số Singapore được tiêm chủng đầy đủ. Đất nước này cũng có tỷ lệ tiêm chủng cao thứ ba trên thế giới, theo Bloomberg’s Vaccine Tracker. Còn Bộ Y tế Singapore xác nhận khoảng 94% trong số những người đủ điều kiện đã tiêm vaccine.

Ông Ong nhận định rằng việc giữ cho các ca bệnh và tử vong ở phòng chăm sóc tích cực (ICU) càng thấp càng tốt, đến mức nó không khác gì một đợt cúm là có thể xảy ra. “Ngay cả khi đó là một làn sóng dịch bệnh, người dân vẫn có thể chống chịu được. Vẫn có tử vong nhưng người dân có thể vượt qua nó và xã hội vẫn hoạt động bình thường”, ông nói thêm.

Người cao tuổi chờ tiêm vaccine tại một trung tâm tiêm chủng ở Singapore. Ảnh: Reuters

Người cao tuổi chờ tiêm vaccine tại một trung tâm tiêm chủng ở Singapore. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 ở châu Âu và nhiều nơi ở Mỹ đang tăng trở lại. Một số khu vực báo cáo mức tăng kỷ lục và chuyển sang áp đặt các biện pháp hạn chế mới.

Trong khi vaccine bảo vệ khỏi tình trạng bệnh nặng, số ca tử vong vẫn đang tăng lên, đặc biệt là ở những người không được tiêm chủng. Một số bệnh viện đang bắt đầu thực hiện phân bổ sự chăm sóc lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu. Bất ổn đang lan rộng ở châu Âu khi lệnh phong tỏa để ngăn ngừa sự lây lan trở lại của Covid-19.

Tình hình tại Singapore thì trái ngược, sau khi dần từ bỏ chiến lược “Zero Covid” quốc gia này chấp nhận nhiều ca mắc mới hơn và mở cửa biên giới với các nước khác. Việc nới lỏng các biện pháp giảm thiểu đồng nghĩa với việc virus sẽ tiếp tục lây lan. Song tiêm chủng, liều tăng cường và các biện pháp khác như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ giúp giảm số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của các ca nhiễm, ông Song cho biết.

Hai tuần quan trọng với Singapore

“Hai tuần tới sẽ rất quan trọng đối với Singapore”, Bộ trưởng Y tế cho biết. Trong khoảng thời gian đó, các quan chức Singapore sẽ thảo luận và đưa ra quyết định liệu có nên nới lỏng các biện pháp phòng dịch hay tiếp tục tạm dừng việc mở cửa trở lại cho đến khi xác định được nguồn lây nhiễm của ổ dịch.

Quốc đảo sư tử này là nơi đã chứng kiến ​​khoảng 1.500 ca mắc mới mỗi ngày gần đây nhưng đã cho phép tăng từ 2 lên 5 người từ các gia đình khác nhau cùng dùng bữa trong nhà hàng.

“Các ca mắc sẽ có khả năng tăng lên”, ông nói. “Chúng tôi cũng đang thấy nhiều người hồi phục và sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên. Tất cả ba biện pháp được áp dụng đã ngăn chặn sự gia tăng tự nhiên của các ca nhiễm. Chúng tôi sẽ phải theo dõi chặt chẽ trong hai tuần tới, sau đó mới biết được”.

Tuần trước, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết đất nước đang thực hiện cách tiếp cận "từng bước" để mở cửa trở lại. Cách tiếp cận cũng đưa ra biện pháp cứng rắn trong việc tiêm chủng, trong đó yêu cầu những người chọn không tiêm vaccine sẽ phải trả chi phí điều trị nếu họ mắc Covid-19.

Trong khi việc nới lỏng các hạn chế đã khiến tỷ lệ ca mắc tăng cao, ca bệnh nặng và tử vong vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các nước khác. Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết, ông phỏng đoán virus sẽ quay trở lại và tấn công Singapore một lần nữa, ngay cả khi làn sóng này được ngăn chặn, vì đó là chu kỳ bình thường của virus.Ông cũng hy vọng đất nước mình sẽ có thể chống chọi được với “cuộc tấn công dữ dội của Covid-19”.

“Định hướng của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi muốn mở cửa nhiều hơn và tiến tới giai đoạn mà Covid-19 trở thành một căn bệnh đặc hữu”, ông cho biết.

Tin liên quan

Đọc tiếp