Standard Chartered: Tăng trưởng GDP quý 3/2023 tại Việt Nam ước đạt 5,1%

GDP Việt nAM
07:58 - 23/09/2023
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP quý 3/2023 tại Việt Nam ước đạt 5,1%
0:00 / 0:00
0:00
Chuyên gia Standard Chartered cho rằng, mặc dù phục hồi thương mại vẫn khó khăn tuy nhiên doanh số bán lẻ trong tháng 9 đã ở trạng thái tốt hơn.

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo, tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam sẽ đạt 5,1%, tăng so với mức 4,1% tại quý liền kề.

Theo Standard Chartered, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi trong nửa cuối năm, sau khi nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi trong quý 2. Do đó, ngân hàng này giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.

Chuyên gia tại ngân hàng này cũng cho rằng, dữ liệu tháng 9 có thể sẽ cải thiện đôi chút so với tháng 8 nhờ doanh số bán lẻ. Tăng trưởng doanh số bán lẻ trong tháng 9 được kỳ vọng sẽ duy trì mạnh ở mức 8,2% so với cùng kỳ, xuất khẩu được dự đoán giảm 6,2% so với cùng kỳ, nhập khẩu giảm 7,0% và tăng trưởng sản xuất công nghiệp tăng lên 3,2%. Thặng dư thương mại có thể thu hẹp xuống 1,3 tỷ USD.

Lạm phát có thể tăng trở lại lên 3,2% so với cùng kỳ (lạm phát tháng 8 đạt 3,0%). Giá dịch vụ giáo dục, nhà ở và thực phẩm đã thúc đẩy lạm phát trong thời gian gần đây, trong khi áp lực lạm phát từ hoạt động giao thông vận tải đã giảm bớt.

Việt Nam đã đón khoảng 7,8 triệu du khách nước ngoài trong 8 tháng năm 2023, gần đạt mục tiêu cả năm là 8 triệu du khách. Tuy nhiên, quá trình hồi phục của nền kinh tế vẫn cần được theo dõi và đánh giá khi mà hoạt động thương mại vẫn đang suy giảm, hoạt động sản xuất có thể tiếp tục mờ nhạt trong một thời gian và triển vọng phục hồi FDI vẫn chưa rõ ràng.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered, cho biết: "Áp lực về giá suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách tập trung vào tăng trưởng, song những lo ngại mới về sự trở lại của lạm phát trong nửa cuối năm có thể gây ra những tác động. Khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi, chúng ta sẽ không còn cần nhiều sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ".

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.