Tên lửa vũ trụ của một công ty tư nhân Trung Quốc bay vào không gian

Tên lửa TRUNG QUỐC
11:43 - 03/04/2023
Tên lửa TL-2 Y1 phóng đi từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Trung Quốc, ngày 2/4/2023. Ảnh: Xinhua
Tên lửa TL-2 Y1 phóng đi từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Trung Quốc, ngày 2/4/2023. Ảnh: Xinhua
0:00 / 0:00
0:00
Chiều 2/4, tên lửa nhiên liệu lỏng TL-2 Y1 được phát triển bởi một công ty tư nhân của Trung Quốc đã tiến vào quỹ đạo ngoài không gian thành công, đánh dấu một bước tiến lớn trong ngành công nghệ hàng không quốc gia này.

Theo hãng tin China Daily, TL-2Y1 là một tên lửa đẩy được phát triển bởi công ty tư nhân Space Pioneer có trụ sở tại Bắc Kinh. TL 2 - viết tắt của Tianlong 2 hay Thiên Long 2 – có chiều dài 32,8m, rộng 3,35m và có trọng lượng cất cánh 153 tấn. Tên lửa này có khả năng đưa vệ tinh có tổng trọng lượng 1,5 tấn lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao 500 km hoặc tàu vũ trụ nặng 2 tấn lên quỹ đạo thấp của Trái Đất.

Trong thông cáo báo chí của mình, Space Pioneer cho biết vào chiều ngày 2/4 lúc 4h48p theo giờ địa phương, tên lửa này được phóng từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi phía tây bắc Trung Quốc. Tên lửa này mang theo một vệ tinh viễn thám và thành công đặt vệ tinh này vào quỹ đạo đồng bộ với Mặt Trời, cách Trái Đất khoảng 500 km.

Trước TL-2, tất cả các loại tên lửa nhiên liệu lỏng do các doanh nghiệp tư nhân phát triển bao gồm SpaceX và Virgin Orbit của Mỹ cùng LandSpace của Trung Quốc đều gặp thất bại trong chuyến bay đầu tiên của mình.

Trước đó hồi tháng 12/2022, LandSpace đã phóng tên lửa ZQ 2 (Zhuque-2) của mình tại Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền trong nỗ lực đầu tiên chạm tới không gian của ngành vũ trụ tư nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, một trục trặc nhỏ đã xảy ra vào khoảng cuối chuyến bay, khiến tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng này chệch khỏi quỹ đạo của mình.

Với cột mốc trên, Space Pioneer đã trở thành công ty tư nhân thứ 3 ở Trung Quốc thành công thực hiện sứ mệnh quỹ đạo, sau các công ty startup i-Space và Galactic Energy. 2 startup này đều đã đạt được thành công bằng cách sử dụng các mẫu tên lửa đẩy nhiên liệu rắn của riêng mình.

Tuy nhiên, Space Pioneer là công ty đầu tiên phóng tên lửa nhiên liệu lỏng lên quỹ đạo, một nhiệm vụ được đánh giá là khó khăn hơn. Nguyên nhân là do tên lửa nhiên liệu rắn dễ thiết kế và chế tạo hơn so với tên lửa nhiên liệu lỏng, nhưng khả năng vận chuyển kém hơn và không thể phóng vệ tinh lớn hoặc triển khai tàu vũ trụ lên quỹ đạo cao.

Các thành công này thể hiện sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành công nghiệp thám hiểm tư nhân tại Trung Quốc. Trong năm 2022, Trung Quốc đã thực hiện 64 vụ phóng vào không gian, đứng thứ 2 chỉ sau Mỹ với 87 vụ.

Trong bối cảnh đó, công ty vũ trụ CASC thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc hồi tháng 1 đầu năm đưa ra thông báo sẽ thực hiện 60 sứ mệnh không gian vào năm 2023 với mục tiêu đưa hơn 200 tàu vũ trụ vào quỹ đạo.

Những đợt phóng này sẽ bao gồm nhiệm vụ có người lái tới trạm vũ trụ Tiangong cùng chuyến bay đầu tiên của tên lửa đẩy Trường Chinh 6C. Tên lửa lớn nhất của đất nước, Long March 5, cũng sẽ hoạt động trở lại lần đầu tiên kể từ khi thực hiện sứ mệnh Tianwen 1 (Thiên Vấn 1) lên sao Hỏa hồi năm 2020.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.