Thị trường gia sư của Trung Quốc mất 1 tỷ USD

Giáo dục TRUNG QUỐC
16:57 - 23/02/2022
Trung Quốc mạnh tay hạn chế các hoạt động dạy học thêm sau giờ học đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Ảnh: Reuters
Trung Quốc mạnh tay hạn chế các hoạt động dạy học thêm sau giờ học đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Sự thắt chặt quản lý của Trung Quốc đối với lĩnh vực giáo dục đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các cơ sở dạy thêm. Trong đó, hai công ty dạy thêm hàng đầu tại quốc gia này có niêm yết ở New York đã báo cáo lỗ lớn lên tới 1 tỷ USD. 

Trong bối cảnh Bắc Kinh hạn chế các hoạt động dạy học thêm sau giờ học đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, công ty gia sư New Oriental Education & Technology đã ghi nhận khoản lỗ ròng 908 triệu USD trong sáu tháng kết thúc vào tháng 11, so với lợi nhuận ròng 228,6 triệu USD của cùng kỳ năm 2020.

Công ty đối thủ là TAL cũng báo cáo khoản lỗ ròng 99,4 triệu USD trong cuối quý III và đầu quý IV/2021, so với khoản lỗ 43,6 triệu USD trong cùng kỳ năm 2020.

Tổng doanh thu trong năm 2021 của New Oriental đạt 1,97 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, doanh thu của TAL trong các quý giảm 8,8%, còn 1 tỷ USD.

Trụ sở mới của Oriental ở Bắc Kinh. Công ty này đang hướng tới việc phát trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp bán hàng trong bối cảnh quy định hạn chế các dịch vụ gia sư. Ảnh: Reuters

Trụ sở mới của Oriental ở Bắc Kinh. Công ty này đang hướng tới việc phát trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp bán hàng trong bối cảnh quy định hạn chế các dịch vụ gia sư. Ảnh: Reuters

Hiện tại, cả New Oriental và TAL đều đã ngừng dạy thêm cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 9 – vốn chiếm phần lớn doanh thu của họ tại tất cả các trung tâm học thêm trên toàn quốc. Ngoài ra, hai công ty này còn phải trả chi phí đáng kể để chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng, cơ sở dạy học và hợp đồng nhân viên.

Để xoay xở tình thế khó khăn, New Oriental đang hướng tới việc phát trực tiếp việc bán các sản phẩm nông nghiệp. Công ty cho biết họ sẽ tiếp tục chuyển trọng tâm sang việc cung cấp các khóa luyện thi và các khóa đào tạo ngôn ngữ cho người lớn, đồng thời khám phá các cơ hội kinh doanh khác bằng cách "tận dụng sự công nhận thương hiệu và các nguồn lực giáo dục".

Yu Minhong, đồng sáng lập và Chủ tịch của New Oriental, cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội vào tháng trước rằng, công ty đã phải cắt giảm 60.000 nhân viên, tương đương 60% nhân sự vào năm ngoái. Đồng thời, phía công ty đang cố gắng tái cơ cấu hoạt động và hoàn trả các khoản phí dạy thêm đã trả trước trị giá khoảng 20 tỷ NDT (3,16 tỷ USD) khi buộc phải đóng cửa hầu hết các trung tâm dạy thêm ở Trung Quốc.

Bài toán nhân sự không chỉ là thách thức riêng của New Oriental, khi TAL cũng sa thải một loạt nhân viên từ 60.000 người (hồi tháng 7 năm ngoái) xuống dưới 15.000 (trong tháng 12), khi Bắc Kinh bắt đầu mạnh tay quản lý lĩnh vực giáo dục, một giám đốc điều hành cấp cao của TAL nói với Nikkei Asia.

Koolearn Technology, niêm yết tại Hong Kong, công ty con của New Oriental, tập trung vào dạy kèm trực tuyến sau giờ học và luyện thi, đã báo cáo rằng doanh thu trong 2 quý cuối năm 2021 của họ đã giảm 15,3%, xuống còn 573,5 triệu NDT (90,8 triệu USD).

“Cuộc cải cách giáo dục” của Bắc Kinh dường như nhắm vào chương trình giảng dạy chính từ lớp mẫu giáo đến lớp 9. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Trung Quốc gần đây cho biết họ sẽ đảm bảo rằng việc thực hiện dạy thêm ở trường trung học "sẽ tuân thủ nghiêm ngặt" các quy tắc dành cho giai đoạn giáo dục bắt buộc. Luật pháp Trung Quốc yêu cầu tất cả trẻ em phải đi học tối thiểu là 9 năm.

Ngay trước thông báo gần đây của Bộ Giáo dục Trung Quốc, một số công ty dạy thêm sau giờ học bao gồm TAL đã nhanh chóng ngừng dịch vụ đối với học sinh trung học. Một nhân viên từ TAL cho biết, công ty tiếp tục sa thải tất cả nhân viên trong tháng này và những người muốn ở lại có thể ký hợp đồng với công ty giáo dục phi lợi nhuận mới thành lập của tập đoàn với mức lương giảm 30%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.