Các nền tảng giao hàng Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề sau chính sách mới

Giao hàng TRUNG QUỐC
13:55 - 22/02/2022
Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock
0:00 / 0:00
0:00
Các nền tảng giao hàng theo yêu cầu của Trung Quốc với Meituan và Ele.me dẫn đầu thị trường đang phải đối mặt với triển vọng ảm đạm và tỷ suất lợi nhuận bị giới hạn, sau chính sách cắt giảm phí của chính phủ Trung Quốc.

Theo chỉ thị của Ủy Ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), các nền tảng Internet sẽ phải tuân thủ theo yêu cầu “hạ thấp mức phí tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống để giúp họ cắt giảm chi phí”.

Sáng kiến là một phần trong kế hoạch nhằm hỗ trợ ngành dịch vụ của chính phủ Trung Quốc. Với động thái này, giới chức kỳ vọng sẽ thúc đẩy được mức phí ưu đãi cho các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống tại các khu vực hành chính cấp quận - những khu vực đang chịu mức rủi ro trung bình tới cao do dịch bệnh gây ra.

Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Qianzhan, sự tăng cường giám sát của chính phủ Trung Quốc sẽ đe dọa tới thị trường giao hàng đồ ăn trị giá khoảng 104,7 tỷ USD của quốc gia này. Trong đó, các tập đoàn chiếm thị phần lớn như Meituan với 67% và Ele.me được điều hành bởi gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba với 31% sẽ là những bên chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Zhang Yi, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu thị trường iiMedia, cho biết: “Do giao đồ ăn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các nền tảng này, phí hoa hồng giảm sẽ có tác động trực tiếp tới doanh thu của họ. Theo báo cáo tài chính được công bố vào tháng 11, doanh thu từ giao đồ ăn của Meituan trong quý III/2021 đạt 4,11 tỷ USD. Trong đó, phí hoa hồng chiếm khoảng 3,6 tỷ USD, tức 47% tổng doanh thu của công ty trong quý đó.

Nhân viên giao hàng của Meituan. Ảnh: Shutterstock

Nhân viên giao hàng của Meituan. Ảnh: Shutterstock

Li Yingtao, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Analysys, dự báo phí hoa hồng mà các doanh nghiệp giao hàng theo yêu cầu dự báo sẽ giảm 5% dưới chính sách mới này của chính phủ. Chính điều này sẽ khiến doanh thu từ việc giao hàng giảm 25% tới 27%. Đối với Meituan, tổng doanh thu của tập đoàn này trong năm nay có thể sẽ giảm khoảng 13,7% tới 14,8%.

Vì vậy, ông Zhang nhận định các nền tảng giao hàng theo yêu cầu có thể sẽ phải khám phá nhiều kênh kinh doanh hơn để giảm rủi ro vận hành gây ra bởi phí hoa hồng sụt giảm.

Meituan hiện là công ty giao thức ăn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu tại địa phương lớn nhất Trung Quốc. Kể từ 18/2 khi NDRC đưa ra chỉ thị yêu cầu các nền tảng trong ngành cắt giảm phí, tập đoàn này đã mất khoảng 20% giá trị thị trường trong 2 ngày giao dịch qua.

Khi được yêu cầu bình luận hôm 21/2, đại diện của Meituan từ chối đưa ra bất kỳ nhận xét nào về tình hình hiện tại. Trong cùng ngày, cổ phiếu của hãng tại Hong Kong đóng cửa ở mức 23,14 USD, giảm 3,99%. Trong khi đó, Ele.me cũng từ chối đưa ra bình luận.

Việc tăng giá dịch vụ liên tục của các nền tảng

Chủ một tiệm bánh tại Thượng Hải trong 7 năm Blue Zhu cho biết, Meituan và Ele.me bắt đầu nâng phí hoa hồng từ 20% lên 22% trong vòng 2 năm qua. Người này bổ sung thêm 2 nền tảng này ban đầu không thu bất kỳ khoản phí hoa hồng nào và thậm chí còn cho người bán hàng thêm phí.

Tuy nhiên bắt đầu từ vài năm trước, các nền tảng bắt đầu tăng phí từ 10% lên 15% và sau đó tiếp tục lên tới 20%. Mức phí này bị đánh giá là quá cao bởi nhiều người, tuy nhiên các thương nhân không có nhiều quyền lựa chọn do mọi người đều sử dụng dịch vụ của các công ty này.

Trong khi đó, một chủ nhà hàng ở Thượng Hải tên Zhao cũng đã chia sẻ thêm về cách tính phí hoa hồng 20% của Ele.me. Cụ thể, khi khách hàng đặt một đơn trị giá 15,76 USD, các nền tảng sẽ thu 3,15 USD phí. Với phí giao hàng và phí đóng gói, người tiêu dùng sẽ phải trả khoảng 7,88 USD cho một bữa ăn trị giá khoảng 5,99 USD.

Tại thủ đô Bắc Kinh, chủ một nhà hàng thịt nướng tên Lu cho biết mình không kiếm được nhiều lợi nhuận từ việc bán hàng mang đi do có tới 20% giá trị đơn hàng sẽ thuộc về Meituan. Nếu giá trị đơn hàng quá nhỏ thì mức tối thiểu 0,87 USD sẽ thuộc về công ty giao hàng. Ngoài ra, các nhà hàng cũng phải tự chi trả cho các phiếu giảm giá mà Meituan tiếp thị cho người tiêu dùng.

Nhân viên giao hàng của Ele.me. Ảnh: Shutterstock

Nhân viên giao hàng của Ele.me. Ảnh: Shutterstock

Đây không phải là lần đầu tiên các nền tảng giao hàng nhận được nhiều phản đối do mức phí hoa hồng quá cao. Vào năm 2020, các hiệp hội nhà hàng và dịch vụ ăn uống từ các tỉnh như Hà Bắc, Sơn Đông, Quảng Đông và Vân Nam đã công khai kêu gọi Meituan và Ele.me cắt giảm phí hoa hồng.

Tới tháng 4 cùng năm, Hiệp hội Nhà hàng Quảng Đông tiếp tục thúc giục Meituan cắt giảm phí hoa hồng cho việc giao hàng tại đây, nơi chiếm tới 90% thị phần của công ty. Hiệp hội nhận định: “Meituan tiếp tục tăng tỷ lệ và tính phí hoa hồng lên tới 26% đối với các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống mới mở. Điều này đã vượt quá những gì mà hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống có thể chịu đựng”.

Tuy nhiên trong cùng tháng, Meituan lại trả lời rằng hơn 80% doanh nghiệp sử dụng nền tảng của công ty trả mức hoa hồng “thấp hơn nhiều so với con số được đồn đại”. Ngoài ra, công ty cũng bổ sung thêm mình cần phải đầu tư phần lớn thu nhập vào việc giúp các thương nhân phát triển dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp, thu nhận đơn hàng và cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Vào tháng 10 năm ngoái, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường đã phạt Meituan một khoản trị giá khoảng 542 triệu USD do lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường của mình.

Cheng Qi, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu LeadLeo, nhận định: “Khi các nền tảng giao đồ ăn bắt đầu phát triển và mở rộng, họ phải tiêu tiền để giành thị phần và lượng truy cập vào nền tảng của mình”. Tuy nhiên khi bắt đầu phát triển lớn mạnh rồi, các công ty này không thể tiếp tục sử dụng lý do đó để cắt giảm thu nhập của các thương nhân và người giao hàng.

Chuyên gia này tiếp tục bổ sung việc thu phí hoa hồng hợp lý sẽ giúp các công ty này giữ chân cũng như thu hút thêm nhiều thương nhân và người giao hàng nữa.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.