Trung Quốc đề xuất theo dõi vaccine toàn cầu bằng blockchain

COVID-19 TRUNG QUỐC
09:46 - 13/02/2022
Hộ chiếu vaccine là bắt buộc khi đi du lịch quốc tế
Hộ chiếu vaccine là bắt buộc khi đi du lịch quốc tế
0:00 / 0:00
0:00
Do số ca mắc COVID-19 gia tăng và tỷ lệ bao phủ vaccine toàn cầu, “hộ chiếu vaccine” trở thành bắt buộc khi đi du lịch quốc tế, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi.

Các hướng dẫn tạm thời về phát triển Chứng nhận tiêm chủng thông minh (SVCs) đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra vào tháng 3/2021, cũng như khái niệm về Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (DVC).

Trong khi đó, theo một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) công bố ngày 11/2, cơ quan này đang tìm kiếm một phương pháp tiếp cận bằng công nghệ blockchain để có thể quản lý các loại vaccine ngừa COVID-19 bổ sung trong tương lai.

CCDC cho biết: “Theo hướng dẫn, trong công việc này chúng tôi đề xuất một lộ trình kỹ thuật để ứng dụng blockchain, công nghệ cơ bản của Bitcoin, trong các DVC đáng tin cậy.”

Blockchain có tiềm năng ứng dụng lớn để quản lý tiêm chủng

Theo CCDC, blockchain có tiềm năng ứng dụng lớn trong việc theo dõi vaccine. Việc sử dụng đầy đủ công nghệ blockchain cho phép phân cấp hệ thống thông tin chương trình tiêm chủng, bảo vệ tốt hơn dữ liệu tiêm chủng và an toàn vaccine, cũng như theo dõi/quản lý toàn bộ quá trình triển khai vaccine.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa blockchain, Internet và trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hệ thống DVC cung cấp các phương tiện kỹ thuật để thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển xuyên biên giới của mọi người.

Vì vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra đề nghị mà ông tin rằng đó là “câu trả lời của Trung Quốc”, một phần trong kế hoạch thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và giúp việc đi lại xuyên biên giới dễ dàng hơn. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng giấy chứng nhận sức khỏe du lịch quốc tế và hộ chiếu vaccine có thể được các quốc gia chứng thực lẫn nhau.

Ứng dụng sẽ hoạt động như thế nào

Tốc độ xử lý và tần suất là hai biến hạn chế hiệu suất của blockchain, vì xác minh thông tin tiêm chủng hợp tác cần chuyển dữ liệu theo thời gian thực.

Quy trình công nghệ blockchain tham gia truyền dữ liệu tiêm chủng vaccine. Nguồn: CCDC

Quy trình công nghệ blockchain tham gia truyền dữ liệu tiêm chủng vaccine. Nguồn: CCDC

Đối với các hành động ngoài khối thường xuyên của dữ liệu trên chuỗi, quy trình di động của mạng 5G sẽ tính toán phân tách một giao dịch thành các nhóm vấn đề và mỗi nút chỉ xử lý một giao dịch phân mảnh nhỏ phù hợp với yêu cầu của nó. Theo thời gian, các mảnh nhỏ được kết hợp để tạo thành các mảnh lớn hơn và cuối cùng là một giao dịch đầy đủ.

Các tác giả Zixiong Zhao và Jiaqi Ma cũng lưu ý rằng, DVC có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khi chúng được kết hợp với công nghệ blockchain. Tuy nhiên, an ninh mạng vẫn là một vấn đề đáng quan tâm.

“Tóm lại, việc kết hợp blockchain với DVC có tiềm năng lớn đối với một loạt các ứng dụng, nhưng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công mạng độc hại là một mối quan tâm chính”, các tác giả nhấn mạnh.

Tổ chức Y tế Thế giới cần thúc đẩy sự đồng thuận công nhận DVC lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực, đồng thời áp dụng các quy trình blockchain liên hợp đáng tin cậy trên toàn cầu, các phương pháp mã hóa thống nhất và các hợp đồng thông minh để sử dụng chứng nhận DVC.

CCDC tin rằng các quốc gia nên được khuyến khích áp dụng công nghệ mạng và blockchain mã nguồn mở quốc tế để đáp ứng các tiêu chuẩn ứng dụng toàn cầu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.