Trung Quốc dự chi mạnh tay để tự chủ ngành công nghiệp chip

Chip TRUNG QUỐC
10:55 - 14/12/2022
Trung Quốc dự chi mạnh tay để tự chủ ngành công nghiệp chip
0:00 / 0:00
0:00
Theo Reuters, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chip nội địa và tăng sức cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc đang lên kế hoạch tung ra một gói hỗ trợ quy mô lớn trị giá 143 tỷ USD trong vòng 5 năm cho ngành công nghiệp bán dẫn của mình.

Trung Quốc đang lên kế hoạch triển khai một trong các gói tài khoá lớn nhất trong thời gian 5 năm, chủ yếu dưới dạng trợ cấp và tín dụng thuế để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn trong nước. Kế hoạch này dự định được triển khai sớm nhất vào quý I/2023.

Phần lớn khoản hỗ trợ tài chính sẽ được sử dụng để trợ cấp cho việc mua thiết bị bán dẫn trong nước của các doanh nghiệp Trung Quốc. Những công ty này có thể được trợ giá 20% trên giá mua các thiết bị. Bên cạnh đó, kế hoạch còn bao gồm những chính sách ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp bán dẫn của nước này.

Với gói tài trợ mới, Trung Quốc muốn tăng cường hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp nội địa hơn nữa trong việc xây dựng, mở rộng và hiện đại hoá nhà máy chế tạo, lắp ráp, đóng gói, cũng như nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước.

Reuters nhận định rằng, đây là động thái quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, hướng tới "tự cung tự cấp", đồng thời đối phó các lệnh cấm vận của Mỹ.

Về phía Trung Quốc từ lâu đã đẩy mạnh việc thực thi chính sách ưu tiên để hướng đến xây dựng, phát triển ngành công nghiệp chip độc lập. Điều này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi Mỹ ngày càng siết chặt quy định nhằm làm suy yếu ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, bao gồm cấm xuất khẩu một số con chip dùng trong siêu máy tính, cũng như hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn.

Mới đây, ngày 13/12, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Mỹ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip theo Đạo luật Khoa học và CHIP.

Trong tuyên bố, Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực thi hành động pháp lý trong khuôn khổ WTO nhằm giải quyết các mối quan ngại, cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của Trung Quốc. Tuyên bố nêu rõ các biện pháp hạn chế của Mỹ "đe dọa sự ổn định của chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu".

Cùng với đó, phát ngôn viên của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ Adam Hodge cho biết đã nhận được đề nghị tham vấn từ phía Trung Quốc liên quan các hành động của Mỹ ảnh hưởng tới các thiết bị bán dẫn. Đề nghị tham vấn là bước đầu tiên trong thủ tục giải quyết tranh cãi gồm nhiều bước tại WTO.

Theo ông Hodge, Mỹ đã liên lạc với Trung Quốc và đã nêu rõ các hành động này liên quan đến an ninh quốc gia, theo đó khẳng định "WTO không phải là diễn đàn phù hợp để thảo luận các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia".

Khiếu nại của Trung Quốc đối với việc hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ được đưa ra vài ngày sau khi WTO ra phán quyết bất lợi với Mỹ trong một vụ kiện khác do Trung Quốc và các nước khởi xướng, liên quan việc đánh thuế kim loại. Mỹ đã bác bỏ phán quyết này của WTO.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.