Trung Quốc hạn chế trẻ em dùng điện thoại di động

internet TRUNG QUỐC
09:17 - 03/08/2023
Trung Quốc hạn chế trẻ em dùng điện thoại di động
0:00 / 0:00
0:00
Trẻ em và thanh thiếu niên tại Trung Quốc sẽ không được truy cập Internet vào ban đêm, cũng như bị giới hạn chung về thời gian sử dụng điện thoại thông minh.

Trong thông báo ngày 2/8, Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) công bố dự thảo nhằm ngăn chặn trẻ em dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động.

Theo Bloomberg, dự thảo mới quy định trẻ em không được truy cập Internet trên thiết bị di động trong khoảng 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Ngoài ra, thanh thiếu niên từ 16-18 tuổi chỉ được dùng điện thoại di động tối đa 2 tiếng mỗi ngày.

Đồng thời, dự thảo yêu cầu các nền tảng số phải có trách nhiệm đảm bảo đáp ứng quy định của cơ quan này bao gồm quảng bá các bài hát ru cho trẻ em dưới 3 tuổi và tin tức giáo dục, nội dung giải trí cho trẻ dưới 12 tuổi.

"Các quy tắc mới sẽ cải thiện vai trò tích cực của Internet, tạo môi trường mạng lành mạnh, ngăn chặn và giảm chứng nghiện Internet ở trẻ em và giúp trẻ hình thành thói quen sử dụng Internet tốt", CAC nhấn mạnh.

Quy định mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/9 sau quá trình lấy ý kiến đóng góp của người dân.

CAC cho biết, trong những năm qua, để bảo vệ trẻ em, cơ quan này liên tục thúc đẩy xây dựng mô hình Internet cho giới trẻ, mở rộng phạm vi tiếp cận, cải thiện chức năng và làm phong phú nội dung phù hợp với từng lứa tuổi. Nỗ lực này đã tác động tích cực đến việc giảm nghiện Internet và ngăn chặn thông tin không mong muốn đến người dùng.

Thời gian qua, Trung Quốc đã triển khai các chiến dịch nhằm giảm bớt gánh nặng cho trẻ vị thành niên và gia đình. Chẳng hạn như một số dịch vụ Internet tiến hành hạn chế người dùng nhỏ tuổi và yêu cầu người dùng phải đăng ký bằng tên thật. Các ứng dụng như Bilibili, Kuaishou và ByteDance từ năm 2019 đã cung cấp chế độ dành cho thiếu niên, giới hạn truy cập nội dung và thời gian sử dụng của người dùng. Hay như ứng dụng phổ biến Douyin của ByteDance cũng công bố chính sách hạn chế việc sử dụng cho người dùng thiếu niên không quá 40 phút.

Bên cạnh đó, giới chức trách nước này đã áp đặt hạn chế chơi game online với trẻ em và tuyên bố hoạt động dạy học thêm sau giờ học là bất hợp pháp. Những biện pháp này giúp phụ huynh không còn lo ngại về vấn đề tài chính, nhưng cũng có thể khuyến khích trẻ em vận động lành mạnh hơn.

Luật sư Xia Hailong tại công ty luật Shanghai Shenlun cho biết: "Nhiều công ty Internet có thể xem xét cấm trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng dịch vụ của họ".

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.