Trung Quốc sẽ tiến hành kỳ họp lưỡng hội vào cuối tuần này

Chính trị TRUNG QUỐC
16:01 - 03/03/2023
Trung Quốc tổ chức 2 cuộc họp chính trị lớn gồm Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Ảnh: Xinhua
Trung Quốc tổ chức 2 cuộc họp chính trị lớn gồm Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Ảnh: Xinhua
0:00 / 0:00
0:00
Hàng nghìn đại biểu từ khắp Trung Quốc đang trên đường đến thủ đô Bắc Kinh để tham dự kỳ họp lưỡng hội thường niên quan trọng vào cuối tuần này. Năm nay, Trung Quốc được cho là sẽ công bố nhiều chính sách lớn đối với nền kinh tế và cải tổ nội bộ lãnh đạo.

Kỳ họp lưỡng hội là gì?

Kỳ họp lưỡng hội là sự kiện các cuộc họp thường niên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), hay còn gọi là Chính hiệp và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hay còn gọi là Quốc hội được tổ chức riêng biệt nhưng diễn ra cùng thời điểm. Các cuộc họp này sẽ kéo dài từ 1-2 tuần.

Năm nay, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) sẽ bắt đầu kỳ họp vào ngày 4/3, dự kiến sẽ có bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) sẽ được khai mạc vào một ngày sau đó.

Kỳ họp lưỡng hội là hai sự kiện chính trị trọng đại Trung Quốc trong năm 2023. Ảnh: AFP

Kỳ họp lưỡng hội là hai sự kiện chính trị trọng đại Trung Quốc trong năm 2023. Ảnh: AFP

Đây là lần đầu tiên kỳ họp lưỡng hội của Trung Quốc diễn ra nhưng không bị ảnh hưởng các hạn chế của đại dịch Covid-19, đồng thời là hai sự kiện chính trị trọng đại của nước này trong năm 2023.

Trước đó, kỳ họp năm 2020 của Trung Quốc đã bị hoãn trong vài tháng vì tình hình bùng phát dịch bệnh, trong khi vào năm 2021 và 2022, Bắc Kinh tổ chức sự kiện này chỉ trong một tuần.

Những chính sách trọng tâm trong kỳ họp năm nay

Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 1/3 đưa tin, Ban Chấp hành Trung ương trong phiên họp toàn thể ngày 28/2 đã xác nhận danh sách các ứng viên cho một số vị trí trong chính phủ. Tại kỳ họp lần này, các chức danh cấp cao như thủ tướng, thống đốc ngân hàng trung ương và cơ quan tài chính dự kiến sẽ được công bố.

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào ngày khai mạc của NPC. Bắc Kinh được cho là đang hướng đến mục tiêu GDP lên tới 6%, nhằm tạo niềm tin và động lực cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau thời kỳ dịch Covid-19.

Vào năm 2022, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% - thấp hơn mục tiêu chính thức là 5,5%, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, sự căng thẳng trên thị trường bất động sản và nhu cầu suy giảm của thế giới.

Ông Guan Tao, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nhận định: "Các đại biểu nhiều khả năng sẽ thể hiện quan điểm tích cực hơn trong năm nay, trong bối cảnh hoạt động kinh tế đang tăng tốc kể từ khi chiến lược ‘Zero Covid’ được gỡ bỏ từ cuối năm 2022".

Ngoài ra, các đại biểu của NPC và CPPCC sẽ đệ trình các biện pháp giải quyết tỷ lệ sinh thấp lịch sử của Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh báo cáo sự suy giảm dân số lần đầu tiên sau 60 năm. Nhiều đại biểu có đề xuất loại bỏ quy định phải kết hôn hợp pháp để đăng ký và sinh con, trao quyền bình đẳng cho trẻ sinh ra từ người độc thân, qua đó góp phần cải thiện tăng trưởng dân số.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.