Trung Quốc và Triều Tiên tăng cường liên lạc song phương

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông Tập tới Bình Nhưỡng, Triều Tiên năm 2019. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông Tập tới Bình Nhưỡng, Triều Tiên năm 2019. Ảnh: KCNA
0:00 / 0:00
0:00
Trong lần liên lạc cấp cao gần đây nhất giữa Trung Quốc và Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về việc hai nước tăng cường liên lạc trong bối cảnh căng thẳng khu vực ngày một gia tăng.

Cuộc điện đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Kim Jong Un diễn ra từ 12/4 trước đó nhưng tới ngày 18/4 mới được hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA công bố chi tiết. Cụ thể, ông Tập trong thông điệp của mình đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ông Kim Jong Un vì đã gửi điện chúc mừng ông tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngoài ra, ông Tập cũng nhấn mạnh vào “tình hữu nghị truyền thống” giữa Trung Quốc và Triều Tiên “vượt qua những thử thách của tình hình quốc tế thay đổi trong một thời gian dài, liên tục duy trì xu hướng phát triển và ngày càng mạnh mẽ hơn theo thời gian”. Ông Kim Jong Un trong cuộc điện đàm cũng bày tỏ rằng “tình hình quốc tế và khu vực hiện đang thay đổi nghiêm trọng và phức tạp".

Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định mình “sẵn sàng tăng cường liên lạc chiến lược” với ông Kim Jong Un để cùng định hướng phát triển quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên, thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa hai bên lên cấp độ cao hơn, từ đó mang lại hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Thông điệp này được công bố trong bối cảnh các ngoại trưởng G7 trong các phiên họp tại Nhật Bản yêu cầu Triều Tiên “kiềm chế mọi hành động gây bất ổn hoặc khiêu khích khác, bao gồm mọi vụ thử hạt nhân hoặc phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo”. Nó cũng diễn ra khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu gia tăng căng thẳng với các vụ thử tên lửa và diễn tập quân sự của các bên liên quan.

Hôm 14/4, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đưa tin nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-18, vụ thử tên lửa thứ 11 trong năm 2023. Chỉ đạo vụ phóng, ông Kim Jong Un cho biết tên lửa ICBM mới sẽ giúp tăng cường đáng kể năng lực phản công hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, mục đích của thử nghiệm còn là xác nhận hiệu quả của động cơ nhiên liệu rắn đa tầng hiệu suất cao, công nghệ tách tầng, độ tin cậy của các hệ thống kiểm soát cũng như hiệu quả quân sự của hệ thống vũ khí chiến lược mới.

Khi chỉ đạo vụ phóng, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng ICBM mới sẽ tăng cường đáng kể năng lực phản công hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Vụ phóng này đã khiến Nhật Bản phải ban hành báo động ở đảo Hokkaido nằm ở phía bắc đất nước và kêu gọi người dân tìm nơi trú ẩn. Tới ngày 17/4, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tiến hành một cuộc tập trận tên lửa ở vùng biển quốc tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cuộc tập trận này còn có sự tham gia của tàu khu trục Yulgok Yi I từ Hàn Quốc, USS Benfold của Mỹ và JS Atago thuộc Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Hải quân Hàn Quốc cho biết thông qua cuộc diễn tập, lực lượng ba nước sẽ hoàn thiện quy trình phản ứng với kịch bản Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo. Các tàu chiến sẽ huấn luyện phát hiện, bám bắt và chia sẻ dữ liệu tác chiến cũng như sử dụng mục tiêu giả định để mô phỏng tên lửa của Bình Nhưỡng.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.