Việt Nam cán mốc 5% dân số tham gia đầu tư chứng khoán

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
17:30 - 07/04/2022
Nhà đầu tư cá nhân vẫn là động lực tăng trưởng chính của thị trường.
Nhà đầu tư cá nhân vẫn là động lực tăng trưởng chính của thị trường.
0:00 / 0:00
0:00
Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, đến cuối tháng 3/2022, số tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đạt 4,93 triệu, tương đương với 5% dân số Việt Nam.

Cụ thể tổng số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán tính đến ngày 31/12/2022 đạt 4,98 triệu. Trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 4,93 triệu, tổ chức trong nước chiếm 13.511; cá nhân nước ngoài chiếm 36.313, tổ chức ngước ngoài chiếm 4.918.

Dân số Việt Nam tính đến ngày 7/4/2022 là 98,7 triệu người. Như vậy, số lượng tài khoản chứng khoán/đầu người chính thức cán mốc 5%. Tỷ lệ này đạt được sớm hơn hẳn 3 năm so với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là 5% dân số đầu tư vào chứng khoán vào năm 2025. Với mức tăng trưởng này, mục tiêu 8% dân số tham gia vào thị trường chứng khoán vào năm 2030 là hoàn toàn khả thi.

Triển vọng chứng khoán Việt Nam năm 2022

Theo Báo cáo triển vọng mới cập nhật, FiinGroup đánh giá triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp năm 2022 khá tươi sáng, với lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 19,6%, dựa trên số liệu kế hoạch.

Trong bối cảnh nền định giá đã ở mức cao, thanh khoản thị trường chưa thực sự đột phá và tăng trưởng lợi nhuận dự báo cho năm 2022 vẫn trong kỳ vọng, dư địa tăng của thị trường trong ngắn hạn khá hạn chế. Tuy nhiên về dài hạn, theo các chuyên gia phân tích của FiinGroup, VN-Index vẫn có thể hướng tới mốc khoảng 1.800 trong năm 2022 này. Con số dự đoán này được tính toán dựa trên VN-Index hiện nay nhân với triển vọng tăng trưởng EPS năm 2022 và với giả định bỏ qua yếu tố pha loãng cổ phiếu.

Tại Tọa đàm “Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán 2022” mới đây, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, dù còn phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, tăng giảm mạnh đan xen nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Mặt bằng lãi suất có khả năng tiếp tục được giữ ổn định ở mức thấp và do vậy, dòng tiền nhiều có thể vẫn tiếp tục được thu hút vào thị trường.

Theo bà Bình, Ủy ban Chứng khoán đang triển khai đồng bộ các giải pháp trung và dài hạn để phát triển thị trường, như: Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tăng cường công tác giám sát, rà soát, nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường.

Bê cạnh đó là việc hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường; triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng nghẽn lệnh giao dịch…

Bước vào quý thứ 2 của năm 2022, các nhà phân tích từ Goldman Sachs và JPMorgan Asset Management đánh giá Việt Nam cùng với Indonesia và Singapore là những thị trường nhiều triển vọng nhất tại Đông Nam Á. Chuyên gia Desmond Loh của JPMorgan Asset Management gọi Việt Nam là "ngôi sao trình diễn trong vài năm qua" về khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Theo ông, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên toàn cầu có tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực trong suốt đại dịch.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.