Vinamilk rời Top 10 vốn hoá lớn để Novaland thế chỗ

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
06:20 - 24/03/2022
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
Sau một thời gian “lung lay”, cổ phiếu VNM của Vinamilk đã chính thức rơi khỏi Top 10 vốn hoá lớn trên sàn HoSE. Mã vươn lên thế chỗ VNM là NVL của doanh nghiệp địa ốc Novaland.

Sau một thời gian giảm dần đều, kết phiên 23/3, cổ phiếu VNM về mức giá 76.100 đồng/cp, tương đương vốn hoá thị trường đạt 160.718 tỷ đồng. Trong khi đó, NVL chỉ sau 3 phiên đã tăng từ mức 77.100 đồng/cp lên 83.800 đồng, tương đương vốn hoá 161.769 tỷ đồng. Với kết quả này, NVL vươn lên vị trí thứ 10 trong top các doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất trên thị trường, còn VNM lui về số 11.

Sự tụt hạng của VNM đã được dự đoán trước bởi mã đã miệt mài giảm từ đầu năm 2021 đến nay. Mặc dù không có những phiên giảm sốc, giảm sâu nhưng nếu tính trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu nhà Vinamilk đã “bốc hơi” 52% giá trị.

Từng được mệnh danh là “cổ phiếu vua” khi duy trì việc trả cổ tức cao và đà tăng giá nhiều năm liên tiếp, song sau khi đạt đỉnh vào năm 2018, VNM miệt mài xuống dốc. Các quỹ ngoại cũng không còn ưa thích nắm giữ cổ phiếu này. Trong năm 2021, khối ngoại đã bán ròng triền miên VNM với giá trị lên đến hơn 6.600 tỷ đồng và xu hướng này vẫn còn đang tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2022.

Trong phiên cơ cấu ETF vừa qua, khối ngoại tiếp tục bán ròng 150 tỷ đồng VNM, trong đó các quỹ ETFs ước tính đã xả ra gần 3,6 triệu đơn vị.

Trong chương trình Bí mật đồng tiền số mới đây, ông Đỗ Thái Hưng - Giám đốc đầu tư Công ty Finpros nhận định, Vinamilk luôn gặp khó trong bài toán tăng trưởng và thông báo rằng thị trường Việt Nam đã bão hoà. Nhưng thực tế, vẫn còn có những doanh nghiệp nổi lên. Như công ty Sữa Quốc Tế (IDP) gần đây có chiến lược marketing rất tốt, đánh vào những phân khúc khách hàng khác nhau từ trẻ em cho tới các đối tượng tham gia thể thao, tài trợ các giải thể thao.

Tuy nhiên ông Thái Hưng cũng cho rằng, việc đi xuống của VNM là hoàn toàn bình thường. Vì một doanh nghiệp luôn có chu kỳ phát triển. Đây chỉ là một bước chững lại của VNM trong ngắn hạn, còn về lâu dài VNM sẽ sớm lấy lại vị thế nếu có động lực tăng trưởng mới. Đặc biệt theo ông Thái Hưng, Vinamilk là doanh nghiệp hiếm hoi có sự minh bạch về mặt tài chính.

Còn ông Phạm Lưu Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) thì cho rằng, biên lợi nhuận quý 4 vừa qua của Vinamilk khá kém do giá nguyên vật liệu tăng. Hiện doanh nghiệp này đã chốt hết hợp đồng mua nguyên vật liệu trong nửa đầu năm nhưng lại ở mức cao nên biên lợi nhuận sắp tới có thể tiếp tục giảm. Triển vọng ngắn hạn của VNM theo đó không khả quan.

Trong báo cáo thường niên năm 2021 vừa công bố mới đây, Vinamilk cũng khá thận trọng trong kế hoạch kinh doanh 2022. Cụ thể, doanh nghiệp đặt mục tiêu là 64.070 tỷ đồng doanh thu, tăng 3.000 tỷ đồng so với 2021; 12.000 lợi nhuận trước thuế, giảm 7,6% so với năm trước. Xa hơn, mục tiêu đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.

Trước sức ép tăng trưởng, ban lãnh đạo Vinamilk đã đưa ra một số hướng đi mới. Như chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng flagship Vinamilk, liên doanh với Tập đoàn KIDO tiến quân vào thị trường nước uống đóng chai. Công ty cũng đang triển khai mảng thịt bò, thông qua công ty con là Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.