Vụ phóng vệ tinh đầu tiên của châu Âu gặp thất bại

Tên lửa CHÂU ÂU
14:04 - 10/01/2023
Một mô hình bản sao của tên lửa LauncherOne của Virgin Orbit nằm trong khu vực truyền thông trước vụ phóng đầu tiên của Vương quốc Anh tại Sân bay Newquay. Ảnh: Reuters
Một mô hình bản sao của tên lửa LauncherOne của Virgin Orbit nằm trong khu vực truyền thông trước vụ phóng đầu tiên của Vương quốc Anh tại Sân bay Newquay. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Đầu ngày 10/1, nỗ lực trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên phóng thành công vệ tinh vào không gian của Anh đã thất bại khi tên lửa LauncherOne của nhà sản xuất Virgin Orbit gặp phải sự cố bất thường khiến nó không thể tiếp cận quỹ đạo.

Theo Reuters, nhiệm vụ này được khởi hành từ Sân bay Newquay thuộc thị trấn ven biển Newquay ở tây nam nước Anh. Trong đó, tên lửa LauncherOne của Virgin Orbit được mang dưới cánh của một chiếc Boeing 747 đã được tu sửa mang tên “Cosmic Girl” và sau đó được phóng qua Đại Tây Dương. Mục tiêu của vụ phóng lần này là triển khai 9 vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo thấp hơn của Trái đất (LEO), đánh dấu nhiệm vụ không gian đầu tiên bên ngoài nước Mỹ của Tây Âu.

Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh đã mô tả sứ mệnh này là một khoảnh khắc đáng tự hào của quốc gia và ngành công nghiệp vũ trụ đang phát triển của Anh, trong khi Bộ trưởng Khoa học Anh George Freeman khẳng định rằng đây là một "thời khắc lịch sử".

Tuy nhiên theo đại diện của Virgin Orbit sớm ngày 10/1, đã có một sự cố bất thường ngăn tên lửa tiếp cận với quỹ đạo và việc phóng vệ tinh do đó cũng gặp thất bại. Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh cho biết quá trình đốt cháy giai đoạn đầu tiên đã đưa tên lửa vào không gian nhưng giai đoạn thứ 2 lại xảy ra "sự cố kỹ thuật bất thường”, khiến tên lửa không đạt được quỹ đạo cần thiết.

Nhiều người dân đã tụ tập quanh đường băng để chứng kiến thời khắc quan trọng này. Ảnh: Reuters

Nhiều người dân đã tụ tập quanh đường băng để chứng kiến thời khắc quan trọng này. Ảnh: Reuters

Do tầm quan trọng của nhiệm vụ này với nước Anh và châu Âu, hàng nghìn người đam mê không gian đã tập trung theo dõi bên cạnh đường băng khi Cosmic Girl cất cánh. Nhiều người đã cùng nhau hò reo khi được thông báo rằng tên lửa đã được triển khai, tuy nhiên đã lặng lẽ giải tán ngay sau đó khi nhiệm vụ này được thông báo thất bại.

Theo ông Matt Archer, Giám đốc Không gian Thương mại tại Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh, sẽ có một cuộc điều tra của chính phủ và các công ty như Virgin Orbit trong những ngày tới.

Nhiệm vụ lần này đánh dấu lần thất bại thứ 2 trong lịch sử của Virgin Orbit kể từ lần ra mắt đầu tiên vào năm 2020. Nó cũng giáng một đòn mạnh vào tham vọng không gian của châu Âu sau khi sứ mệnh tên lửa Vega-C do Italy chế tạo thất bại ngay lúc vừa cất cánh từ cảng không gian Guiana, Pháp hồi cuối tháng 12/2022.

Trong bối cảnh hiện tại khi việc phóng sứ mệnh Ariane 6 bị trì hoãn, hệ thống tên lửa Vega bị đình chỉ hoạt động và việc tiếp cận tên lửa Soyuz của Nga bị chặn hoàn toàn do các xung đột giữa nước này và Ukraine, thất bại của LauncherOne tô đậm thêm sự lạc lõng của ngành công nghiệp vệ tinh nhỏ tại châu lục này.

Trên thực tế, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, tầm quan trọng của các vệ tinh nhỏ cho mục đích quân sự đã được nâng cao. Các vệ tinh nhỏ như những vệ tinh được phóng từ Newquay có thể đi vào quỹ đạo thấp trong thời gian ngắn hơn nhiều so với những vệ tinh lớn hơn.

Các vệ tinh được lắp đặt dưới cánh của Cosmic Girl - một chiếc Boeing 747 được tu sửa cho nhiệm vụ này. Ảnh: Reuters

Các vệ tinh được lắp đặt dưới cánh của Cosmic Girl - một chiếc Boeing 747 được tu sửa cho nhiệm vụ này. Ảnh: Reuters

Hiện chưa rõ sự cố sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thời gian hoặc địa điểm của các nhiệm vụ trong tương lai. Tuy nhiên theo giám đốc điều hành Virgin Orbit Dan Hart nói với các phóng viên hôm 9/11, công ty hy vọng có thể quay trở lại Newquay trước cuối năm 2023.

Ông Archer chia sẻ Anh đã đạt được nhiều thành tựu, bất chấp cột mốc đáng thất vọng này. Tuy nhiên, quốc gia này “sẽ tiếp tục tiến lên và cuối cùng cũng sẽ đạt được mục tiêu của mình”.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.