5 rủi ro lớn khi xem web phim lậu

web lậu internet
11:18 - 19/08/2023
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
Phần mềm độc hại được tìm thấy trên các trang web lậu sẽ mang đến những rủi ro nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trực tuyến thường tìm kiếm nội dung hay nhưng miễn phí.

Theo trang MUO, có nhiều trang web được mở ra để cung cấp miễn phí bộ phim và chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu xem phim trực tuyến của người dùng. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng đảm bảo an toàn. Tính an toàn của một website có thể được đánh giá qua vài yếu tố như phản hồi từ người xem, uy tín hay web có được cấp phép để cung cấp nội dung bản quyền hay không.

Những trang web không an toàn thường do tin tặc hoặc cá nhân ẩn danh sở hữu. Việc phát nội dung trên các trang web này là phạm pháp vì chủ nhân không có giấy phép phân phối nội dung. Vì vậy, nếu muốn xem nội dung miễn phí, người dùng nên tìm đến những website streaming (trang web cho phép người dùng xem nội dung trực tiếp từ Internet mà không cần tải về) từ các công ty hợp pháp.

Trang MUO chỉ ra những rủi ro khi xem web lậu mà người dùng nên cân nhắc.

Lộ thông tin cá nhân

Theo hãng nghiên cứu vi phạm bản quyền Muso, từ năm 2021-2022, hoạt động xem phim lậu tăng 38,6%, trong khi lượt truy cập website streaming miễn phí chỉ tăng khoảng 8,8%.

Hầu hết các trang web lậu sẽ yêu cầu bạn đăng ký trước khi xem phim, chương trình truyền hình thông qua việc gửi một liên kết dẫn đến trang khác để nhập các loại dữ liệu như tên tuổi, e-mail, số điện thoại. Chủ website có thể truy cập được tất cả thông tin nói trên.

Nếu hacker là chủ website, chúng sẽ dùng thông tin cho nhiều mục đích trái phép như đánh cắp danh tính, tấn công lừa đảo… Nếu là cá nhân, họ có thể bán thông tin cho tội phạm mạng trên web nếu muốn, đặc biệt khi website thiếu chính sách bảo mật. Chính vì vậy, người dùng cần phải kiểm tra chính sách bảo mật trên website tránh trường hợp bị thu thập dữ liệu.

Virus và mã độc

Nhiều trang phim lậu có cài mã độc hoặc kèm theo link dẫn tới trang chứa mã độc để làm mồi nhử người xem .

Công ty nghiên cứu McFee Labs cho biết, phần mềm mã hóa tống tiền (Ransomware) sẽ xâm nhập máy tính nạn nhân, quét các ổ đĩa của máy tính và mã hóa tập tin bằng phương thức mã hóa công khai. Các tập tin quan trọng trên máy tính của nạn nhân có đuôi như doc, pdf, xls, jpg và zip sẽ bị mã hóa. Để mở tập tin, người dùng sẽ phải giải mã các tập tin và cần có chìa khóa riêng và chỉ các tin tặc mới có. Người dùng sẽ nhận được tin nhắn từ tin tặc về khoản tiền chuộc trên màn hình máy tính của họ.

Không giống như phần mềm kiểm soát từ xa, Ransomware đòi hỏi rất ít tùy biến để định vị một kẻ tấn công, chỉ cần dịch thông điệp về khoản tiền chuộc sang ngôn ngữ địa phương, những kẻ tấn công sử dụng Ransomware gặp rất ít nguy cơ bị phát hiện danh tính và bị cảnh sát theo dõi việc chuyển tiền.

Hơn nữa, nhiều kẻ làm trang phim lậu còn biến trang phim thành trang tổng hợp, kèm theo phim còn chào mời cờ bạc trực tuyến, cá cược thể thao, nhất là cá cược bóng đá. Mã độc có thể được ẩn trong trang web hoặc video người dùng đang xem. Tội phạm mạng sẽ dùng mã độc để chiếm quyền thiết bị của người dùng khi đó mã độc sẽ tự động tải và cài đặt trên máy tính mà người dùng không hề hay biết.

Nếu tải ứng dụng hoặc tiện ích vi phạm bản quyền, mã độc giấu bên trong có thể xâm nhập mạng Wi-Fi thông qua các lỗ hổng bảo mật. Do đó, người dùng cần phải bảo đảm tất cả thiết bị đều cài phần mềm diệt virus mới nhất. Nếu mã độc bị cài vào thiết bị, nó sẽ gây hậu quả tiêu cực với cả thiết bị và dữ liệu cá nhân như cung cấp thông tin đăng nhập, thẻ tín dụng hay tập tin tuyệt mật.

Bloatware

Web lậu chứa đầy bloatware (phần mềm không mong muốn làm chậm máy tính). Người dùng hoàn toàn có thể vô tình cài đặt bloatware khi bấm vào bất kỳ nút nào trên web lậu. Mặc dù bloatware không phải mã độc nhưng khi nó xuất hiện trên web lậu, người dùng có thể bị lừa để tải phần mềm không an toàn, làm chậm máy tính vì dùng nhiều không gian lưu trữ, bộ nhớ và thời lượng pin.

Quảng cáo tràn lan

Quảng cáo cũng có thể là một loại mã độc hay còn được gọi là adware. Khi bấm vào video, nó sẽ chuyển hướng người dùng đến một website khác. Ngoài ra, website còn liên tục xuất hiện các nút bấm hay cửa sổ pop-up kèm thông điệp "download now". Đây thực chất là một loạt adware, kiếm tiền từ việc hiển thị quảng cáo tràn lan cho người xem.

Trình duyệt của người dùng có thể bị cài đặt adware do mã độc trên web lậu. Sau đó, nó tự động hiển thị vô số quảng cáo pop-up. Ngoài ra, nó còn theo dõi hoạt động của người dùng trên mạng, thậm chí cho hacker khả năng truy cập thông tin đăng nhập.

Truy tố pháp lý

Bán và phát tán nội dung vi phạm bản quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, truy cập web lậu cũng được xem là hành vi trái pháp luật. Khi truy cập web lậu, người dùng có nguy cơ bị cắt dịch vụ, bị phạt tiền và gặp rắc rối pháp lý vì nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có thể truy vết hoạt động của người dùng.

Người dùng cần cảnh giác, tránh truy cập vào đường link, quảng cáo xuất hiện trên các trang web miễn phí cũng như luôn sử dụng nền tảng hợp pháp, được uỷ quyền để xem nội dung nhằm đảm bảo sự an toàn và tôn trọng luật bản quyền.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
CEO Apple Tim Cook.

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam

Ngày 15/4, Apple xác nhận CEO Tim Cook có mặt tại Việt Nam nhằm tăng các khoản chi cho các nhà cung cấp Việt Nam, cũng như hỗ trợ cung cấp năng lượng sạch, nước sạch cho các trường học.