Alibaba tái cơ cấu mảng thương mại điện tử

Trụ sở Alibaba tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Trụ sở Alibaba tại Hàng Châu, Trung Quốc.
0:00 / 0:00
0:00
Alibaba tuyên bố sẽ tái cấu trúc lại lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, đồng thời thay đổi giám đốc tài chính mới trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt, nền kinh tế trì trệ và siết chặt chính sách của chính phủ.

Theo đó Alibaba sẽ hình thành hai khối chính gồm thương mại số quốc tế và thương mại số nội địa Trung Quốc, nhằm tinh gọn bộ máy và thúc đẩy tăng trưởng. Khối thương mại số quốc tế sẽ bao gồm AliExpress chuyên bán cho người mua lẻ, đặc biệt là ở Châu Âu và Nam Mỹ. Khối này liên quan đến kinh doanh ở Đông Nam Á sẽ bao gồm Lazada và Alibaba.com, tập trung nhiều hơn vào bán hàng cho các doanh nghiệp ở nước ngoài.

Khối thương mại số quốc tế của Alibaba sẽ do Jiang Fan lãnh đạo, người từng phụ trách thị trường bán lẻ chính tại Trung Quốc. Những thay đổi này phù hợp với mục tiêu của Alibaba là đưa 'toàn cầu hóa' trở thành mục tiêu trọng tâm bên cạnh điện toán đám mây và chi tiêu của người tiêu dùng nội địa.

Trong khi đó, khối thương mại số nội địa Trung Quốc sẽ bao gồm hai thị trường chính của Alibaba là Tmall và Taobao. Trong đó, Tmall sẽ chủ yếu dành cho các thương hiệu lâu đời và Taobao dành cho tất cả các thương nhân. Khối kinh doanh trong nước này sẽ được dẫn dắt bởi Trudy Dai, người trước đây đã giám sát một số nền tảng của Alibaba.

Nhà phân tích cho Xiaoyan Wang tại 86research.com cho biết việc tái cơ cấu này sẽ khiến Trudy Dai trở thành người chịu trách nhiệm cho tất cả các nền tảng bán lẻ tại Trung Quốc. Các nền tảng này bao gồm cả Taocaicai - dịch vụ thương mại điện tử cộng đồng, Taobao Deals cũng như Lingshoutong, một nền tảng quản lý các cửa hàng bán lẻ nhỏ.

Alibaba cũng thông báo rằng phó giám đốc tài chính Toby Xu sẽ kế nhiệm Maggie Wu làm Giám đốc tài chính như một phần trong kế hoạch kế nhiệm lãnh đạo của công ty.

Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của gã khổng lồ thương mại điện tử này đã giảm 6% trong phiên giao dịch sáng 6/12, nối tiếp sự sụt giảm hôm 3/12 tại Mỹ. Sự sụt giảm này xảy ra trong bối cảnh Alibaba vấp phải lo ngại về sự thắt chặt quy định của chính phủ Trung Quốc và Didi – hãng gọi xe số một Trung Quốc có kế hoạch hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York.

Bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp và sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ, Alibaba vào tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng doanh thu hàng năm xuống mức thấp nhất kể từ khi ra mắt thị trường chứng khoán năm 2014. Tập đoàn này cũng chứng kiến doanh số bán hàng tại sự kiện tiểu biểu của hãng là lễ Độc thân tăng trưởng với tốc độ chậm nhất từ trước đến nay.

Giới chức Trung Quốc cũng đã mạnh tay siết chính sách trong lĩnh vực công nghệ và các lĩnh vực khác, đặc biệt là về các vấn đề chống độc quyền. Điều này khiến Alibaba phải từ bỏ chính sách yêu cầu các thương gia thiết lập cửa hàng độc quyền trên nền tảng của mình. Vào tháng 4, công ty từng bị phạt mức kỷ lục 2,8 tỷ USD vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.