Amazon mở cửa hàng thời trang đầu tiên trên phố

bán lẻ MỸ
16:03 - 21/02/2022
Mặt tiền cửa hàng thời trang đầu tiên của Amazon tại Los Angeles. Ảnh: Amazon
Mặt tiền cửa hàng thời trang đầu tiên của Amazon tại Los Angeles. Ảnh: Amazon
0:00 / 0:00
0:00
Gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ Amazon sẽ mở cửa hiệu chuyên về mảng thời trang đầu tiên của mình trong năm 2022 tại thành phố Los Angeles, bên cạnh các chuỗi cửa hàng thực tế khác của mình như Amazon Go, Amazon Books và Whole Foods.

Đầu năm nay, tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã công bố kế hoạch khai trương cửa hàng thời trang tại trung tâm mua sắm rộng khoảng 2.787 mét vuông có tên Amazon Style. Theo dự kiến, cửa hàng này sẽ được khai trương trong năm nay tại trung tâm mua sắm The Americana at Brand ở Los Angeles, nằm bên cạnh các chuỗi bán lẻ thời trang truyền thống khác như Nordstrom, J. Crew, Urban Outfitters và H&M.

Đây không phải là lần đầu tiên Amazon cho khai trương các dự án thương mại truyền thống. Ngoài dự án thời trang Amazon Style sắp ra mắt này, trước đó tập đoàn đã vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Amazon Go, Amazon 4-star, chuỗi cửa hàng sách Amazon Books và chuỗi cửa hàng tạp hóa Whole Foods Market.

Ông Simoina Vasen, Giám đốc điều hành Amazon Style nhận định đây là một ý tưởng mới mẻ và sẽ bao gồm nhiều chi tiết sau.

Cửa hàng Amazon Style có diện tích nhỏ hơn một cửa hàng thời trang truyền thống nhưng có thể cung cấp gấp đôi số kiểu dáng nhờ vào việc ứng dụng công nghệ. Ảnh: Amazon

Cửa hàng Amazon Style có diện tích nhỏ hơn một cửa hàng thời trang truyền thống nhưng có thể cung cấp gấp đôi số kiểu dáng nhờ vào việc ứng dụng công nghệ. Ảnh: Amazon

Kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ điện tử

Trang web của Amazon cũng cấp một số lượng khổng lồ các mặt hàng của vô số các nhãn hiệu thời trang khác nhau. Tuy nhiên tại cửa hàng truyền thống, mặt tiền của Amazon Style sẽ phải lựa chọn quảng cáo một cách tiết kiệm hơn nhiều.

Theo tuyên bố của tập đoàn, Amazon Style sẽ chỉ trưng bày một số sản phẩm chứ không phải tất cả. Cụ thể, tập đoàn cho biết nơi này sẽ tập trung vào quần áo, giày dép và phụ kiện được lựa chọn bởi các nhà quản lý thời trang và từ phản hồi của hàng triệu khách hàng trên website. Cửa hàng vật lý sẽ bày bán sản phẩm của các nhãn hàng mà khách hàng “đã biết tới và yêu thích”; tuy nhiên công ty không nêu cụ thể tên nhãn hàng nào.

Khách hàng sẽ quét mã QR của sản phẩm trong ứng dụng đi kèm để yêu cầu kích cỡ hoặc màu sắc khác. Sau đó, sản phẩm có thể được lấy tại quầy hoặc tại phòng thử đồ - nơi cũng được trang bị một màn hình cảm ứng. Mục tiêu của phương pháp này để giúp cửa hàng có thể hiện thị nhiều kiểu dáng sản phẩm hơn mà “không yêu cầu khách hàng phải đi lại giữa nhiều giá treo đồ để tìm được sản phẩm với màu sắc và kích thước vừa với bản thân”.

Việc tập trung vào sử dụng không gian một cách hiệu quả sẽ cho phép cửa hàng bày bán được gấp đôi các kiểu dáng sản phẩm so với một cửa hàng truyền thống. Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc cửa hàng cần phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn trong mọi mặt từ ứng dụng trên điện thoại thông minh tới màn hình cảm ứng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ định dạng lòng bàn tay với tên Amazon One cũng sẽ được đẩy mạnh để đảm bảo có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán nhanh chóng và tiện lợi.

Cửa hàng vật lý cũng sẽ có nhân viên trực tiếp làm việc nhưng vai trò của họ sẽ hoàn toàn là chăm sóc khách hàng. Trách nhiệm của nhân viên sẽ bao gồm sắp xếp mặt tiền cửa hàng, lưu trữ các sản phẩm được khách hàng yêu cầu trong phòng thử đồ, hỗ trợ khách hàng thanh toán và quản lý các hoạt động khác.

Mặt khác, các công nghệ mà Amazon sẽ sử dụng cũng không phải là hoàn toàn mới. Trước đó, các cửa hàng của Nike tại Thành phố New York đã cung cấp ứng dụng để giúp khách hàng yêu cầu sản phẩm tại phòng thử đồ. Hãng thời trang và phụ kiện Reformation cũng lựa chọn chỉ trưng bày một trong số mỗi mặt hàng và khách hàng sẽ được tạo dáng với các màu ánh sáng khác nhau trong phòng thử đồ.

Màn hình cảm ứng tại phòng thử đồ của Amazon Style. Ảnh: Amazon

Màn hình cảm ứng tại phòng thử đồ của Amazon Style. Ảnh: Amazon

Xu hướng mở cửa hàng vật lý

Theo nghiên cứu của Wells Fargo, quyết định mở Amazon Style có ý nghĩa lớn, đặc biệt khi Amazon chính là nhà bán lẻ quần áo lớn nhất tại Mỹ. Một nguyên nhân khác có thể là do doanh số bán hàng tại các cửa hàng vật lý vẫn chiếm hơn 85% tổng doanh số bán lẻ trên cả nước theo Bộ Thương mại Mỹ.

Cửa hàng vật lý là một lựa chọn hợp lý, nhưng không phải tất cả các dự án mở cửa hàng của Amazon đều đem lại thành công.

Trước đây, gã khổng lồ thương mại điện tử từng sở hữu hàng chục cửa hàng pop-up bày bán các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Amazon, như máy đọc sách điện tử Kindle và gói thành viên Prime Video tại các trung tâm thương mại, các cửa hàng Kohls và các cửa hàng Whole Foods trên khắp cả nước.

Tuy nhiên tới năm 2019, công ty đã cho dừng việc thí điểm và đóng cửa toàn bộ 87 cửa hàng tại Mỹ. Thay vào đó, Amazon cho biết sẽ tập trung vào mở rộng Amazon Books và Amazon 4-star để “cung cấp cho khách hàng trải nghiệm toàn diện hơn và nhiều lựa chọn hơn”.

Việc gia tăng số lượng các cửa hàng truyền thống cũng không giúp việc kinh doanh ngoại tuyến của Amazon gặp được thành công về mặt tài chính lớn như trang web Amazon.com. Theo một hồ sơ được nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch mỹ, doanh thu ròng trực tuyến của Amazon là 222 tỷ USD năm 2021 trong khi 679 cửa hàng vật lý của tập đoàn bao gồm Whole Foods và Amazon Go chỉ kiếm được khoảng 17 tỷ USD.

Dù vậy, bán lẻ trực tiếp hiện vẫn là một xu hướng nóng tại quốc gia này. Theo Coresight Research, năm 2021 đánh dấu lần đầu tiên sau 5 năm số lượng cửa hàng được cửa cửa nhiều hơn đóng cửa. Amazon cũng có thể đang chứng kiến sự phục hồi tương tự khi doanh thu tại các cửa hàng năm 2021 tăng 5,23% từ mức giảm 6% của năm 2020 trước đó.

Đọc tiếp