Amazon rót 5 tỉ USD vào dịch vụ đám mây Indonesia

Điện toán đám mây Indonesia
11:26 - 15/12/2021
Amazon rót 5 tỉ USD vào dịch vụ đám mây Indonesia
0:00 / 0:00
0:00
Amazon Web Services (AWS), đơn vị kinh doanh điện toán đám mây của Amazon sẽ đầu tư 5 tỷ USD vào Indonesia trong 15 năm tới nhằm ra mắt khu vực phục vụ hạ tầng đám mây đầu tiên cho quốc gia này.

Ngày 14/12, AWS Jakarta được công bố là khu vực hoạt động thứ hai của AWS tại Đông Nam Á sau Singapore và là khu vực thứ 10 của Châu Á Thái Bình Dương và thứ 26 trên toàn cầu. Cùng với thông báo này, AWS cũng cho biết công ty đang có kế hoạch đầu tư một khoản tiền ước tính trị giá 5 tỉ USD vào Indonesia, đồng thời xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.

Điều này đồng nghĩa khách hàng Indonesia của AWS giờ đây có thể "chạy ứng dụng của họ và phục vụ người dùng cuối". Theo nền tảng điện toán đám mây này, những khách hàng có thể bao gồm các kỳ lân công nghệ địa phương, công ty startup, doanh nghiệp và tổ chức chính phủ. Bằng cách "tận dụng các công nghệ tiên tiến của AWS từ các trung tâm dữ liệu đặt tại ở Indonesia”, các doanh nghiệp và tổ chức này có thể góp phần thúc đẩy sự đổi mới.

Trong một báo cáo tháng 7, tập đoàn tư vấn bất động sản quốc tế Jones Lang LaSalle (JLL) cho biết Indonesia là đứng thứ hai trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây tại Đông Nam Á. Vào năm 2020, tổng doanh thu của loại hình dịch vụ này đạt mức 600 triệu USD, xếp sau con số 1,8 tỷ USD của Singapore. Theo dự kiến vào năm 2025, doanh thu của Indonesia sẽ còn tăng hơn ba lần.

JLL nhận định nhu cầu về các trung tâm dữ liệu ở Indonesia được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ tại đây. Nhưng trên hết, yếu tố tạo lực cho xu hướng này là do các doanh nghiệp nội địa cũng như quốc tế ngày càng tập trung vào việc ứng dụng các dịch vụ dựa trên đám mây trong kinh doanh. Ông bổ sung thêm: "Một số tập đoàn đang hướng tới làm việc từ xa và điều này cũng đang thúc đẩy nhu cầu về điện toán đám mây".

AWS cho biết các hoạt động và kế hoạch chi tiêu của khu vực mới này sẽ trực tiếp và gián tiếp tạo ra tới 24.700 việc làm trên cả nước. Những công việc mới sẽ bao gồm xây dựng, bảo trì cơ sở vật chất, kỹ thuật và viễn thông như là một phần của chuỗi cung ứng của công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cho biết trong vòng 15 năm tới, dự án này còn có thể bổ sung thêm 10,9 tỷ USD vào GDP của Indonesia.

Prasad Kalyanaraman, Phó chủ tịch AWS, cho biết khu vực này sẽ là một sự trợ giúp lớn cho các tổ chức Indonesia, các công ty startup và các doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong việc cung cấp các ứng dụng dựa trên dịch vụ điện toán đám mây. Trên cơ sở này, sự tăng trưởng kinh tế quốc gia sẽ được thúc đẩy hơn nữa.

Trong số các khách hàng tại Indonesia của AWS thì Halodoc, một startup công nghệ y tế đã có thể ghi nhận lưu lượng truy cập tăng đáng kể trong thời gian đại dịch. Nhờ vào dịch vụ đám mây của AWS, tập đoàn bất động sản và truyền thông Indonesia MNC Group cũng đang thực hiện những bước đột phá vào lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số trong năm nay. Các khách hàng nội địa khác của hãng bao gồm tập đoàn thương mại điện tử Tokopedia, kỳ lân du lịch Traveloka, công ty chuyển phát SiCepat và bưu điện quốc doanh Pos Indonesia.

Với tổng số dân lớn thứ 4 thế giới, Indonesia tự vào vào một nền kinh tế số đang bùng nổ được thúc đẩy bởi sự ra đời của hàng loạt các kỳ lân công nghệ cũng như nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số đang ngày một gia tăng. Quốc gia này đang nhanh chóng trở thành một trong những thị trường nóng nhất cho các trung tâm dữ liệu và dịch vụ đám mây ở châu Á. AWS, do đó, không phải doanh nghiệp duy nhất tại thị trường này mà còn phải cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn trên thế giới như Alibaba, Tencent, Microsoft và Google.

Alibaba Cloud, nhánh kinh doanh điện toán đám mây của gã khổng lồ internet Trung Quốc Alibaba là công ty đầu tiên đến Indonesia. Tính đến tháng 6/2021, doanh nghiệp này đã cho ra mắt trung tâm dữ liệu thứ ba tại đây sau hai trung tâm đầu tiên lần lượt được xây dựng vào các năm 2018 và 2019.

Tencent Holdings, một tập đoàn internet lớn khác của Trung Quốc, cũng đã ra mắt trung tâm dữ liệu đầu tiên vào tháng 4. Trong tương lai gần, doanh nghiệp này đang có kế hoạch thành lập một trung tâm thứ hai.

Trong khi đó, các tập đoàn công nghệ của Mỹ như Microsoft và Google đều có những động thái tích cực. Vào tháng 2, Microsoft đã nhấn mạnh lại kế hoạch thành lập trung tâm dữ liệu tại Indonesia. Ngoài ra, nhằm bản địa hóa các dịch vụ đám mây cho khách hàng Indonesia, Google Cloud vào năm 2020 đã bắt đầu hợp tác với các nhà khai thác trung tâm dữ liệu địa phương thay vì sử dụng các trung tâm ở nước ngoài như trước.

Sự bùng nổ trong ngành dịch vụ đám mây cũng thu hút nhiều công ty địa phương như Data Center Indonesia và doanh nghiệp viễn thông lớn nhất của đất nước Telekomunikasi Indonesia. Các công ty nước ngoài như Nippon Telegraph & Telephone của Nhật Bản, Keppel DC của Singapore và Princeton Digital Group cũng đã tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này của Indonesia.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.