Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội

vụ án SCB
14:25 - 19/03/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà sáng 19/3. Ảnh: CAND
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà sáng 19/3. Ảnh: CAND
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 19/3, sau 2 tuần xét xử, đại diện Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố luận tội và đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Bà Lan Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “Tham ô tài sản”.

Cơ quan công tố đánh giá trừ bà Trương Mỹ Lan, các bị cáo tại tòa đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Hậu quả thiệt hại gây ra cho SCB là hơn 498.000 tỷ đồng.

VKS cho rằng mặc dù bị cáo Trương Mỹ Lan không nhận tội nhưng căn cứ vào kết quả điều tra, lời khai các bị cáo khác đã có đủ cơ sở xác định, bị cáo Lan đã phạm vào 3 tội như cáo trạng quy kết. VKS ghi nhận bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tại tòa bà Lan cũng tự nguyện dùng các tài sản để khắc phục thiệt hại.

Tuy nhiên, cơ quan công tố đánh giá bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần, tội danh đặc biệt biệt nghiêm trọng, thực hiện chuỗi hành vi phạm tội trong thời gian dài, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn, phạm tội 2 lần trở lên, dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội. Trong quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo không tỏ ra ăn năn hối cải mà đổ lỗi cho nhân viên dưới quyền.

Do đó VKS cho rằng cần có hình phạt nghiêm trị, loại bỏ bị cáo ra khỏi đời sống xã hội.

VKS cũng đề nghị HĐXX cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội đối với các bị cáo đã giúp sức tích cực cho bà Lan chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, như: Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng - cựu chủ tịch SCB; Võ Tấn Hoàng Văn - cựu tổng giám đốc; Trương Khánh Hoàng - cựu quyền tổng giám đốc SCB; Trần Thị Mỹ Dung - cựu phó tổng giám đốc SCB...

Trong đó, Đinh Văn Thành đã bỏ trốn trước khi vụ án được khởi tố và bị đưa ra xét xử vắng mặt. Trong thời gian từ 2012 đến tháng 10/2017, bị cáo ký hợp thức hồ sơ 174 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB hơn 42.770 tỷ đồng. Từ tháng 2/2018 đến tháng 12/2020, ông này đã ký hợp thức hồ sơ 305 khoản vay, giúp bà Lan chiếm đoạt 189.103 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền 99.677 tỷ đồng.

Bị cáo Bùi Anh Dũng từ năm 2013 đến 2020 đã ký hợp thức hồ sơ 404 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB 187.607 tỷ đồng. Từ tháng 12/2020 đến tháng 9/2022, Dũng đã ký hợp thức hồ sơ 207 khoản vay, giúp bà Lan chiếm đoạt 104.259 tỷ đồng và gây thiệt hại 26.331 tỷ đồng.

Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn từ 2013 đến 2017 đã ký hợp thức hồ sơ cho 290 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB 60.502 tỷ đồng; 2018-2020 ký hợp thức hồ sơ 348 khoản vay, giúp bà Lan chiếm đoạt 192.434 tỷ đồng, gây thiệt hại 101.247 tỷ đồng lãi phát sinh.

Theo VKS, quá trình điều tra và tại tòa, các bị cáo thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra giải quyết vụ án, có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng, khắc phục một phần hậu quả... Tuy nhiên, hành vi phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng như có tổ chức, phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên phải cần có mức án tương xứng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.