Bão từ thổi bay hầu hết vệ tinh Internet trong một lần phóng của SpaceX

Không gian MỸ
16:53 - 10/02/2022
Trụ sở SpaceX tại Texas. Ảnh: Andrei Stanescu/iStock
Trụ sở SpaceX tại Texas. Ảnh: Andrei Stanescu/iStock
0:00 / 0:00
0:00
Khoảng 40 trong số 49 vệ tinh Internet Starlink của SpaceX dự kiến sẽ rơi khỏi quỹ đạo do thời điểm phóng không phù hợp khi bay lên vũ trụ trúng một cơn bão từ.

Lần phóng hôm 3/2 của SpaceX đã đưa một lô 49 vệ tinh Internet Starlink lên không gian. Nhưng chỉ sau vài ngày, công ty vũ trụ của tỷ phú Elon Musk đang dự kiến sẽ mất phần lớn trong số đó do gặp phải bão từ.

Bão từ là một sự kiện không gian xảy ra khi khi các luồng hạt tích điện từ mặt trời tương tác với từ trường của Trái đất. Các hạt được cung cấp thêm năng lượng có thể làm nóng tầng khí quyển cao và khiến nó dày lên.

Trong trường hợp này, cơn bão đã tác động đến khu vực quỹ đạo nơi các vệ tinh Starlink mới nhất của SpaceX được phóng lên. Cơn bão đã khiến bầu khí quyển trở nên dày đặc đến mức các vệ tinh không thể di chuyển lên quỹ đạo dự định của chúng.

Hiện tác động tài chính của cơn bão từ này lên SpaceX chưa được xác định, do công ty chưa từng chia sẻ về chi phí xây dựng vệ tinh Starlink. Tuy nhiên chủ tịch công ty là Gwynne Shotwell từng tiết lộ vào năm 2019 rằng chi phí cho một vệ tinh ở mức thấp hơn 1 triệu USD.

James Spann, người đứng đầu bộ phận thời tiết không gian thuộc mảng nghiên cứu mặt trời của NASA, cũng cho rằng việc dự đoán chính xác ảnh hưởng của bão địa từ tới Starlink là rất khó. Nguyên nhân vì cơn bão này không hề nghiêm trọng.

Theo thang từ 1 đến 5, cơn bão địa từ ảnh hưởng đến vệ tinh Starlink tuần trước chỉ ở mức 2, tức là mức khá nhẹ. Mặt trời gây ra hàng trăm cơn bão với cường độ tương tự sau mỗi chu kỳ 11 năm của mình. Do đó, khả năng nó không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào tới vụ phóng không phải là điều hoàn toàn vô lý.

Các vệ tinh Internet Starlink được đưa lên quỹ đạo. Ảnh: SpaceX

Các vệ tinh Internet Starlink được đưa lên quỹ đạo. Ảnh: SpaceX

Tuy nhiên, dữ liệu GPS từ vệ tinh Starlink "cho thấy sự tăng tốc và mức độ nghiêm trọng của cơn bão đã khiến lực cản trong khí quyển tăng cao hơn tới 50% so với các lần phóng trước. SpaceX cũng cho biết nhóm phụ trách Starlink đã lệnh cho các vệ tinh về chế độ an toàn để giảm thiểu lực cản và được bảo vệ khỏi cơn bão tốt hơn.

Nhưng dữ liệu ban đầu của công ty lại cho thấy điều ngược lại. Lực cản từ cơn bão đã khiến các vệ tinh không thể trở về chế độ an toàn và do đó có tới khoảng 40 vệ tinh có khả năng sẽ trở lại hoặc đã trở lại bầu khí quyển Trái Đất.

SpaceX cũng đồng thời lưu ý rằng các vệ tinh bị hỏng sẽ không gây ra bất cứ rủi ro nào cho các vệ tinh khác. Nếu có rơi xuống Trái Đất, chúng sẽ tự động phân tán khi đâm vào phần dày nhất của bầu khí quyển và do đó sẽ không gây ra nguy hiểm tới người hoặc tài sản trên mặt đất.

Công ty cũng cho biết mình đã triển khai các vệ tinh Starlink ở độ cao thấp hơn quỹ đạo dự định một cách có chủ đích để phòng trường hợp trục trặc. Nhưng việc phóng ở độ cao thấp hơn cũng có thể là là lý do chính khiến các vệ tinh Starlink này bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão địa từ.

Theo kế hoạch nguyên bản của SpaceX, các vệ tinh Starlink được phóng vào tuần trước sẽ tham gia cùng khoảng 2.000 vệ tinh Starlink khác đã được phóng trước đó. Số vệ tinh khổng lồ này nằm trong kế hoạch phóng tổng cộng 42.000 vệ tinh Internet phối hợp hoạt động với nhau để đảm bảo che phủ kết nối toàn cầu không gián đoạn.

Dự án Internet vệ tinh này cũng là dự án đầu tiên trên thế giới nhằm cho phép mọi người truy cập được Internet tốc độ cao. Với Internet vệ tinh, tốc độ kết nổi có thể được gia tăng tới 300 Mbps - con số mà tỷ phú Elon Musk cam kết - từ mức trung bình của thế giới là 113.25 Mbps trên băng thông cố định theo Ookla.

Ngoài ra, Internet vệ tinh còn có thể cho phép những người ở những nơi xa xôi hiểm trở nhất trên Trái Đất kết nối Internet, điều mà Internet thông thường không thể làm được. Nguyên nhân do Internet thông thường sử dụng sóng vô tuyến trong khi vệ tinh Starlink của SpaceX sử dụng tia laser kết nối thông qua modem và chảo vệ tinh. Do đó, Internet vệ tinh không cần tới dây cáp hay đường dây điện thoại.

Tính đến tháng 1, dịch vụ Starlink của SpaceX đã có khoảng 145.000 người dùng trên 25 quốc gia. Giá cước cho dịch vụ này rơi vào mức 99 USD / tháng kèm với 500 USD chi phí lắp đặt cho bộ thiết bị Starlink.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.