Bất động sản kéo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lùi về thập niên 90

bđs TRUNG QUỐC
16:47 - 17/11/2021
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng sụt giảm do áp dụng chính sách không phụ thuộc vào bất động sản. Ảnh:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng sụt giảm do áp dụng chính sách không phụ thuộc vào bất động sản. Ảnh:
0:00 / 0:00
0:00
Kinh tế Trung Quốc đang tăng chậm lại về mức cách đây 30 năm là cái giá mà nước này sẵn sàng chấp nhận nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản.

Sự siết chặt quản lý của Bắc Kinh đối với bất động sản sẽ còn kéo dài trong năm tới và lâu hơn nữa. Đây là lý do khiến các ngân hàng như Goldman Sachs Group, Nomura Holdings và Barclays phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của nước này vào năm 2022 xuống dưới 5%. Nếu không tính năm ngoái thì đây sẽ là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong hơn 3 thập kỷ qua và là bước lùi lớn so với tỷ lệ 7% trước đại dịch.

Với vị thế là nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, việc tăng trưởng giảm của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa nhu cầu hàng hóa của các quốc gia như Australia và Indonesia sẽ đi xuống. Mức chi tiêu chậm hơn của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các công ty đa quốc gia từ Apple đến Volkswagen.

Các nhà kinh tế học đang dần nhận ra, giới chức Trung Quốc đã nghiêm túc khi đưa ra cam kết trong năm nay sẽ không dùng lĩnh vực bất động sản để kích thích nền kinh tế như những đợt suy thoái trước đây. Họ cho rằng nguồn cung nhà ở dư thừa là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế. Do vậy, đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất công nghệ cao sẽ được tập trung, thay vì xây nhà ở.

Chen Long, nhà kinh tế học tại công ty Plenum, cho biết: “Chủ tịch Tập cho rằng lĩnh vực bất động sản đang là quá lớn. Cá nhân ông ấy đích thân tham gia vào các chính sách bất động sản. Vì vậy các bộ không dám nới lỏng các chính sách khi chưa được phép”.

Còn theo Rob Subbaraman, nhà kinh tế trưởng của Nomura, ước tính tốc độ tăng chậm lại của Trung Quốc trong năm tới sẽ chậm lai ở mức 4,3%. Trong năm nay, tốc độ có thể vào khoảng 7,1%. Điều này có thể “trực tiếp làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu thêm 0.5%”. Ông nói: “Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để có được sự ổn định lâu dài hơn”.

Lỗ hổng lớn trong nền kinh tế

Chi tiêu tiêu dùng là một lực cản khác đối với nền kinh tế Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này áp dụng các chính sách kiểm soát dịch Covid-19 một cách nghiêm ngặt, không khoan nhượng. Điều này dẫn đến mức tiêu dùng của người dân giảm sút và các doanh nghiệp phải đóng cửa.

Thị trường bất động sản TRung Quốc tiếp tục chứng kiến doanh số bán hàng và giá nhà lao dốc. Ảnh: Bloomberg

Thị trường bất động sản TRung Quốc tiếp tục chứng kiến doanh số bán hàng và giá nhà lao dốc. Ảnh: Bloomberg

"Trong trường hợp chính sách Zero Covid-19 tại Trung Quốc kéo dài, hoặc bất động sản suy thoái sâu hơn, tăng trưởng GDP vào năm 2022 có thể giảm xuống 4%", Tao Wang, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại UBS nhận định.

Tương lai của bất động sản trong nền kinh tế Trung Quốc đang là dấu hỏi lớn vì lĩnh vực này đang có quy mô khổng lồ với hơn 900 triệu m2 căn hộ được xây dựng mỗi năm.

Các nhà kinh tế ước tính rằng khoản đầu tư đó, cộng với sản lượng của các lĩnh vực liên quan như sản xuất thép và xi măng, chiếm khoảng 20% ​​đến 25% GDP của Trung Quốc. Vì vậy, mọi sự suy giảm nào trong lĩnh vực này sẽ sẽ để lại một khoảng trống trong nền kinh tế mà không có lĩnh vực nào khác có thể dễ dàng bù đắp được.

Theo ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Macquarie Group, bất động sản Trung Quốc hiện đang là thách thức lớn của kinh tế Trung Quốc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.

Hoạt động xây dựng đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế hình chữ V của Trung Quốc sau đại dịch. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã thu hẹp từ mùa hè khi Bắc Kinh siết chặt hoạt động cho vay thế chấp. Các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande đã không kịp trở tay và phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

Phần lớn tài chính của các tập đoàn địa ốc đến từ cách bán nhà cho các gia đình trước khi bắt đầu xây dựng. Sự sụt giảm trong hoạt động cho vay thế chấp và tâm lý bi quan của các hộ gia đình về thị trường bất động sản càng khiến doanh số bán nhà càng tụt dốc.

Những vết nứt trên thị trường bất động sản

Trong tháng 10, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thông báo tăng nhẹ cho các khoản vay thế chấp. “Chính phủ không vội kích thích ngay cả khi bất động sản đã xuất hiện những rạn nứt”, Rosealea Yao tại Gavekal Dragonomics cho biết.

Bà cũng tiết lộ, việc Bắc Kinh công bố thử nghiệm thuế bất động sản gần đây nhằm giảm đầu cơ nhà ở cũng sẽ khiến doanh số bán nhà đi xuống.

Do đó, nhiều chuyên gia dự đoán số lượng nhà xây mới sẽ giảm 10% vào năm tới. Tuy nhiên, vì Bắc Kinh lo ngại bất ổn xã hội nếu các công ty bất động sản không thể hoàn thành các dự án đã bán trước, giới chức sẽ cố gắng đảm bảo các dự án hiện tại được hoàn thành. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đầu tư bất động sản có thể tiếp tục tăng trưởng trong năm tới ngay cả khi doanh số bán và nhà xây mới giảm.

Morgan Stanley dự báo mức ​​tăng trong đầu tư bất động sản giảm 2% trong năm tới, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trước đại dịch là 8%. Một số ngân hàng khác như UBS thì bi quan hơn khi dự báo mức giảm 5%.

Sự suy thoái có thể kéo dài trong nhiều năm: Goldman Sachs dự kiến ​​lĩnh vực nhà ở sẽ giảm tốc độ tăng trưởng GDP mỗi năm 1 điểm phần trăm mỗi năm cho đến năm 2025.

Mặc dù Bắc Kinh vẫn nắm quyền kiểm soát đối với thị trường nhà ở, nhưng đà suy thoái theo cơ chế tự điều chỉnh khiến các nhà chức trách khó có thể kiểm soát, dẫn đến tình hình thực tế bi quan hơn dự báo. Ví dụ, các hộ gia đình Trung Quốc có xu hướng tránh mua bất động sản khi giá đang giảm. Do vậy doanh số và giá cả ngày càng đi xuống.

Theo Logan Wright của Rhodium Group, nếu Bắc Kinh nghiêm túc trong việc giải quyết tình trạng mất cân bằng trên thị trường bất động sản, họ sẽ yêu cầu “hoạt động xây dựng chậm lại trong nhiều năm và chắc chắn sẽ làm chậm nền kinh tế do sức nặng của khu vực bất động sản”. "Phần lớn vẫn phụ thuộc vào những gì Bắc Kinh sẽ làm trong vài tháng tới”, ông bình luận thêm.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.