Các doanh nghiệp quy mô lớn có xu hướng dự đoán pháp luật tốt hơn

pháp luật DOANH NGHIỆP
11:36 - 04/04/2023
0:00 / 0:00
0:00
Theo VCCI, khi chia nhóm doanh nghiệp theo quy mô lao động cho thấy những doanh nghiệp lớn có xu hướng dự đoán tốt hơn về những biến động của môi trường pháp lý và sự thay đổi chính sách của Nhà nước, yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận.
Hội thảo công bố Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022. Ảnh: Quách Sơn.

Hội thảo công bố Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022. Ảnh: Quách Sơn.

Theo Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022 do Liên đoàn Lao động và Thương mại Việt Nam (VCCI) công bố ngày 4/4, những biến động về môi trường pháp lý, sự thay đổi chính sách của Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến lợi nhuận của các nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư các dự án lớn luôn đòi hỏi tính ổn định và khả năng dự đoán của môi trường pháp lý trước khi quyết định đầu tư.

Trong thời gian qua, tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán được thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương từ năm 2013 - 2021 có chiều hướng giảm. Báo cáo chỉ ra, tỷ lệ này đạt cao nhất vào năm 2014 với 15,8% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ "luôn luôn" hoặc "thường xuyên" dự đoán được. Đến năm 2021 thì chỉ còn 4,6% doanh nghiệp trả lời như vậy.

Khi chia các doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh cho thấy, pháp luật ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có mức độ dự đoán được thấp nhất. Chỉ có 31% doanh nghiệp lĩnh vực này cho biết có thể “luôn luôn” dự đoán sự thay đổi của các chính sách pháp lý, nhưng có đến 43% doanh nghiệp “không bao giờ” dự đoán được.

Khi chia nhóm các doanh nghiệp trả lời câu hỏi này theo quy mô lao động, VCCI nhận thấy có mối liên hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng dự đoán sự thay đổi quy định của pháp luật. Theo đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng dự đoán pháp luật tốt hơn.

Tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán được sự thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương theo lĩnh vực kinh doanh.
Tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán được sự thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương
theo lĩnh vực kinh doanh.

Một xu hướng khác theo Báo cáo là các doanh nghiệp do nam giới làm chủ có khả năng dự đoán sự thay đổi quy định pháp luật tốt hơn so với doanh nghiệp do nữ giới làm chủ, với 41% ông chủ khẳng định “luôn luôn” dự đoán được và chỉ có 31% bà chủ cho biết làm được việc này.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc doanh nghiệp bị giảm khả năng dự đoán được các thay đổi của quy định của pháp luật có rất nhiều lý do. Trong đó, có hiện tượng điều hành "giật cục" của một số cơ quan đối với thị trường khiến các doanh nghiệp rơi vào thế khó đoán định.

“Vấn đề ở đây là cần nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường. Nếu thiếu khâu này thì các vấn đề cải cách luật pháp nói chung và các vấn đề khác nói riêng đều sẽ giảm sút", ông Cung nói.

4 dòng chảy pháp luật chính của Việt Nam năm 2022

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, năm 2022 có nhiều biến động thế giới tác động đến Việt Nam, như xung đột Nga - Ukraine, thị trường tài chính, tiền tệ bất ổn, sự suy giảm của các nền kinh tế lớn, cuộc khủng hoảng các ngân hàng ở Mỹ, châu Âu.

Việt Nam bước vào năm 2022 với những tổn thất nặng nề hậu Covid-19, tuy nhiên 2022 cũng được xác định là năm phục hồi và phát triển với những quyết sách quan trọng của Quốc hội, Chính phủ.

"Những doanh nghiệp lớn như những con tàu lớn không thể phanh gấp nên sự ổn định của môi trường pháp luật là vô cùng quan trọng. Từ các dòng chảy pháp luật 2022 cộng đồng doanh nghiệp mong muốn có thể cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi kinh doanh cho năm 2023”,

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Theo ông Phùng Tấn Công, để ổn định môi trường pháp lý kinh doanh, trong năm 2022, Việt Nam có 4 dòng chảy chính về chính sách pháp luật:

Thứ nhất, các chính sách ứng phó với những tác động của kinh tế thế giới hợp lý và khá linh hoạt.

Thứ hai, các chính sách liên quan đến hỗ trợ, phục hồi sau đại dịch tiếp tục phát huy hiệu quả: Chính sách giãn, hoãn thuế, các khoản tài chính phải nộp, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, các chính sách liên quan đến nền tảng số được hoàn thiện trong xu hướng xây dựng kinh tế số, nền tảng số, phù hợp với nhu cầu phát triển.

Thứ tư, hoạt động cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ tiếp tục tạo thuận lợi đáng kể cho doanh nghiệp; Thứ năm, các chính sách giải quyết các vấn đề nóng.

Bên cạnh đó vẫn còn một số chính sách còn lúng túng, bất cập, rủi ro pháp lý chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, theo ông Phạm Tấn Công, một mong muốn quan trọng từ bức tranh dòng chảy pháp luật 2022 là ổn định môi trường pháp lý để cải thiện, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2023.

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh là sáng kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được thực hiện từ năm 2018, để điểm lại những chuyển biến nổi bật của pháp luật kinh doanh Việt Nam hàng năm.

Chủ đề của báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022 là Góc nhìn của doanh nghiệp đối với việc sửa đổi các đạo luật lớn tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh đang được tiến hành và tính ổn định của pháp luật với việc thu hút các dự án lớn từ nguồn vốn tư nhân.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.