Căn bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở 11 nước nguy hiểm như thế nào

đậu mùa khỉ THẾ GIỚI
19:25 - 21/05/2022
Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu xuất hiện ở các vùng xa xôi của châu Phi. Ảnh: The Washington Post
Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu xuất hiện ở các vùng xa xôi của châu Phi. Ảnh: The Washington Post
0:00 / 0:00
0:00
Sự xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ ở 11 quốc gia đang khiến các cơ quan y tế tại châu Âu, Mỹ và Australia phải mở các cuộc điều tra. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, nguy cơ bùng dịch cộng đồng là không cao.

Trong ngày 20/5, Đức đã báo cáo trường hợp nhiễm virus đậu mùa khỉ đầu tiên, chính thức trở thành quốc gia châu Âu mới nhất xác định bệnh này. Ngoài Đức, các quốc gia khác trong khu vực như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý và Thụy Điển cũng đã lần lượt ghi nhận các ca nhiễm bất thường.

Thêm vào đó, Mỹ cùng Australia cũng là 2 quốc gia xác nhận các trường hợp dương tính đầu tiên. Các chuyên gia tại nhiều nước, bao gồm cả WHO đã họp khẩn để cố gắng xác định ra nguyên nhân gốc rễ của đợt gia tăng đột biến này

Theo CNBC, Mỹ và Australia trong tuần này cũng đã xác nhận các trường hợp đầu tiên khi các chuyên gia cố gắng xác định nguyên nhân gốc rễ của đợt tăng đột biến gần đây. Tuy một số trường hợp dương tính được xác định là do du lịch châu Phi, nhưng ca nhiễm gần đây lại là do lây lan trong cộng đồng. Chính điều này đã làm nguy cơ bùng phát dịch trở nên cao hơn.

Riêng tại Vương quốc Anh, số ca mắc đã tăng gấp đôi kể từ khi ca đầu tiên được xác định ngày 7/5. Trên cả nước hiện có 20 ca được xác nhận mắc bệnh đậu mùa ở khỉ cùng nhiều ca khác nghi ngờ chưa được phát hiện.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì

Đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ – một bệnh cùng họ với bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, bệnh này ít nghiêm trọng hơn

Bệnh đậu mùa khỉ là một dạng hiếm gặp do vi rút đậu mùa khỉ cùng họ với bệnh đậu mùa nói chung thường chỉ xuất hiện ở những vùng xa xôi của Trung và Tây Phi. Virus lần đầu được phát hiện ở một chuồng khỉ nuôi nhốt năm 1958 và ghi nhận trường hợp đầu tiên trên người năm 1970.

Kể từ đó, đã có những ca bệnh lẻ tẻ được báo cáo ở 10 quốc gia châu Phi, bao gồm Nigeria - quốc gia đã trải qua đợt bùng phát lớn nhất được ghi nhận vào năm 2017 với 172 ca nghi ngờ và 61 ca được xác nhận. Trong số đó, có tới 75% được xác nhận là nam giới.

Trước đây, các ca nhiễm đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi thường tương đối hiếm và chủ yếu liên quan tới du lịch hoặc nhập khẩu động vật. Năm 2003, Israel, Anh, Singapore và Mỹ từng báo cáo 81 trường hợp liên quan đến chó đồng cỏ bị nhiễm bệnh từ động vật nhập khẩu.

Khi mắc bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết phát ban. Ảnh: US CDC

Khi mắc bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết phát ban. Ảnh: US CDC

Cơ chế lây nhiễm và triệu chứng

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan thông qua tiếp xúc gần với người, động vật hoặc vật liệu bị nhiễm virus. Virus đậu mùa khỉ có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua phần da bị thương hở, qua đường hô hấp hoặc qua mắt, mũi và miệng. Lây truyền từ người sang người thường xảy ra nhiều nhất thông qua các giọt của đường hô hấp nhưng với điều kiện tiếp xúc lâu dài. Trong khi đó, lây truyền từ động vật sang người có thể xảy ra qua vết cắn hoặc vết xước.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng tấy và đau lưng. Bệnh nhân cũng thường phát ban từ 1 đến 3 ngày sau khi xuất hiện sốt. Các vết ban thường bắt đầu ở mặt và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban cũng có thể gây ngứa dữ dội trước khi đóng vảy và rụng.

Bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và thường tự khỏi.

Phương pháp điều trị

Hiện chưa có phương pháp điều trị an toàn và được chứng minh cho bệnh đậu mùa khỉ và phần lớn các trường hợp nhiễm đều ở thể nhẹ. Những người nghi nhiễm virus sẽ được cách ly trong phòng áp suất âm và được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe theo dõi bằng thiết bị bảo vệ cá nhân.

Vaccine đậu mùa cũng đã được chứng minh có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus đậu mùa khỉ. Các quốc gia bao gồm Vương quốc Anh và Tây Ban Nha hiện đang cung cấp vaccine cho những người đã tiếp xúc với bệnh để giúp giảm các triệu chứng và hạn chế lây lan.

Tuy phần lớn các ca nhiễm tương đối nhẹ, một số trường hợp tử vong đã được ghi nhận ở Tây Phi. Dù vậy, các chuyên gia y tế vẫn nhấn mạnh nguy cơ bùng dịch nghiêm trọng là không cao và rủi ro với cộng đồng vẫn đang ở mức rất thấp.

Theo ông Colin Brown, Giám đốc lâm sàng và các bệnh nhiễm trùng mới nổi tại Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh hôm 21/5, bệnh đậu mùa khỉ không dễ dàng lây lan giữa người với người và cần có tiếp xúc cá nhân vô cùng gần gũi với người có triệu chứng bệnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp