Châu Âu đối mặt với cơn khát khí đốt do Nga cắt nguồn cung

KHÍ ĐỐT CHÂU ÂU
10:54 - 03/03/2022
Một nhà máy LNG do công ty Sakhalin Energy, Nga vận hành. Châu Âu sẽ phải vật lộn để lấp đầy khoảng trống do việc cắt giảm khí đốt từ Nga. Ảnh: Reuters
Một nhà máy LNG do công ty Sakhalin Energy, Nga vận hành. Châu Âu sẽ phải vật lộn để lấp đầy khoảng trống do việc cắt giảm khí đốt từ Nga. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Châu Âu có thể thiếu 40 triệu tấn khí đốt tự nhiên - khoảng 10% lượng tiêu thụ hàng năm - nếu các lô hàng từ Nga bị cắt đứt. Điều này gây áp lực lớn, buộc khu vực này phải tìm kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế.

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tiếp tục tăng vọt trong bối cảnh lo ngại căng thẳng leo thang hơn nữa ở Ukraine có thể khiến Mỹ và Liên minh châu Âu cấm các giao dịch liên quan đến năng lượng với các ngân hàng Nga. Hiện tại, các giao dịch như vậy vẫn được miễn các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai trên sàn TTF của Hà Lan có thời điểm tăng khoảng 50%, đạt mức cao mới lần đầu tiên sau hai tháng đầu năm.

Các kho dự trữ khí đốt của châu Âu được ghi nhận ở mức thấp nhất trong 5 năm qua, đi kèm với thời tiết lạnh giá đã gia tăng tiêu thụ khí đốt vào năm 2021. Tính đến cuối tháng 2, khu vực này có 21 triệu tấn khí đốt dự trữ dưới lòng đất, chiếm chưa đến 30% tổng công suất dùng cho sưởi ấm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký tên trên đường ống dẫn khí chính khi hợp tác với Power of Siberia. Ảnh: EPA

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký tên trên đường ống dẫn khí chính khi hợp tác với Power of Siberia. Ảnh: EPA

Theo báo cáo giữa tháng 2 của Ngân hàng Commerzbank (Đức), EU có đủ lượng dầu dự trữ để thay thế nguồn cung của Nga trong khoảng một tháng rưỡi. Nhu cầu sưởi ấm giảm vào tháng 4 và tiêu thụ giảm hơn một nửa vào mùa hè, có nghĩa là khối ít đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn cung cấp khí đốt khi nhiệt độ tăng.

Tuy nhiên, nguy cơ khan hiếm dầu vẫn còn là mối lo ngại lớn. EU thường tích lũy khoảng 65 triệu tấn dự trữ khí đốt, tương đương với 90% khả năng lưu trữ của khối, vào mùa thu hàng năm.

Một nhà giao dịch lớn cho biết: “Châu Âu vốn tiếp nhận đủ khí đốt từ Nga thông qua các đường ống dẫn. Tuy nhiên, chính những quốc gia này có thể sẽ không đảm bảo đủ khí đốt cho mùa đông tới nếu Nga cắt nguồn cung".

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sản lượng khí đốt hiện tại chỉ có thể đáp ứng 40% lượng tiêu thụ của châu Âu trong năm nay. Để tìm được nguồn cung thay thế cho 140 triệu tấn, tương đương hơn 30% lượng tiêu thụ đến từ Nga, có thể là một bài toán khó khăn.

Rystad Energy và các công ty trong ngành cho biết, hơn 200 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ nhiều khu vực sẽ được giao vào năm 2022 thông qua các hợp đồng giao ngay và ngắn hạn, cũng như các đơn "Giao hàng miễn phí trên tàu" (Free on board-FOB). Hiện có hơn 100 triệu tấn LNG đang đến từ Bắc Mỹ hoặc Châu Phi, đây có thể là những lựa chọn tốt nhất của Châu Âu để giải quyết tình trạng thiếu hụt.

Châu Âu có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các bên mua LNG Khác. Ảnh: AFP

Châu Âu có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các bên mua LNG Khác. Ảnh: AFP

Công ty nghiên cứu tài chính Refinitiv cho biết, xuất khẩu LNG từ Mỹ sang châu Âu đã tăng gấp ba lần trong hai tháng gần đây, trong khi từng chỉ dưới 6 triệu tấn vào tháng 1. Với tốc độ này, con số hàng năm có thể lên tới 70 triệu tấn, chiếm một nửa số chuyến hàng của Nga đến châu Âu.

Tuy nhiên, LNG phải được chế biến trở lại thành khí trước khi nó có thể được sử dụng hoặc lưu trữ. Các cơ sở chế biến dầu của châu Âu được cho là đang hoạt động với công suất khoảng 70%. Mặc dù khu vực này có thể không đạt được công suất tối đa do sự quá tải của thiết bị, nhưng về mặt lý thuyết, họ có thể xử lý mức nhập khẩu cao hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi châu Âu mua được tất cả 100 triệu tấn LNG của Bắc Mỹ và châu Phi, thì khu vực này có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các bên mua khác. Ví dụ, nhà xuất khẩu chủ chốt Australia có hợp đồng LNG giao ngay trị giá 60 triệu tấn và hợp đồng FOB, nhưng hầu hết trong số này hướng đến các nước châu Á lân cận.

Khoảng 360 triệu tấn LNG được giao dịch trên toàn thế giới hàng năm đến các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Á khác, chiếm 70% lượng nhập khẩu. Nhu cầu đã tăng đặc biệt nhanh chóng ở Trung Quốc, quốc gia đã vượt qua Nhật Bản vào năm ngoái để trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới.

Toshiyuki Makabe, Giám đốc điều hành bộ phận bán hàng tại Goldman Sachs, cho biết để tăng cường mua LNG, châu Âu "sẽ cần phải tăng đáng kể mức giá phải trả" để cạnh tranh với thị trường châu Á. Điều đó có thể khiến giá dầu châu Á tăng vọt, gây ra tác động kinh tế lớn đối với các nước tiêu thụ LNG.

Ngoài ra, khả năng vận chuyển khí đốt cũng là một vấn đề lớn khác. Công ty vận tải Mitsui OSK Lines của Nhật Bản cảnh báo: “Nếu Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác bắt đầu mua nhiều hơn từ Mỹ, điều này sẽ kéo theo thời gian vận chuyển lâu hơn. Chúng tôi sẽ nhanh chóng thiếu hụt các hãng vận tải LNG”.

Theo ông Ken Koyama, Giám đốc điều hành cấp cao tại Viện Kinh tế Năng lượng của Nhật Bản, để tránh tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu, các quốc gia này cần "thiết lập một khuôn khổ hợp tác quốc tế để ổn định nguồn cung". Điều này có thể bao gồm việc phối hợp thúc đẩy sản xuất từ ​​các nguồn nhiên liệu thay thế, như hạt nhân và than đá, để giải phóng thêm khí đốt cho châu Âu. Mỹ và châu Âu đã kêu gọi Nhật Bản và những người mua LNG khác về việc chia sẻ nguồn cung.

Hiện tại, các quốc gia châu Âu cũng cần phải đau đầu suy nghĩ lại về chính sách năng lượng. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, nước này không có các trạm đầu mối LNG, nên đang có kế hoạch xây dựng hai hệ thống vận hành. Trong khi Đức đang trên tiến trình loại bỏ dần điện hạt nhân, thì việc duy trì các nhà máy hạt nhân trực tuyến vẫn chưa bị loại trừ. Công suất ttiêu thụ than đá cũng có thể được duy trì hoạt động.

"Chúng tôi sẽ thay đổi hướng đi để loại bỏ sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nhà cung cấp năng lượng riêng lẻ", ông Scholz nói.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.