Chính phủ lên kế hoạch vực dậy ngành đường sắt

ĐƯỜNG SẮT Việt nAM
15:50 - 07/01/2022
Nâng cao thị phần vận tải đường sắt để giảm áp lực giao thông đường bộ
Nâng cao thị phần vận tải đường sắt để giảm áp lực giao thông đường bộ
0:00 / 0:00
0:00
COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu vận tải hành khách chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và kịch bản lỗ của VNR chưa dừng lại. Chính phủ đang thúc Bộ GTVT và VNR triển khai hàng loạt giải pháp để vực dậy ngành giao thông trọng điểm này.

Báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho thấy, năm 2021, đơn vị này bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, khiến doanh thu chỉ đạt 1.446,9 tỷ đồng, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 90,4% chỉ tiêu kế hoạch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao. Lợi nhuận trước thuế âm 690,7 tỷ đồng, bằng 52,8% so với cùng kỳ…

Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là, đường sắt Việt Nam đã tụt hậu so với các lĩnh vực vận tải khác, dù có hay không ảnh hưởng bởi COVID-19.

Bức tranh ảm đạm của VNR

Nhu cầu giao thông ngày càng tăng nhưng vận chuyển hành khách, hàng hóa của ngành Đường sắt liên tục sụt giảm. Thống kê cho thấy, nếu năm 1990, đường sắt phục vụ 10,4 triệu lượt khách, chiếm 3% tổng lượng khách của ngành vận tải, thì đến năm 2019, lượng khách đi tàu chỉ còn 4,7 triệu lượt, chiếm 0,2% tổng lượng khách toàn ngành. Giai đoạn 2001-2010, sản lượng hành khách của ngành Đường sắt tăng trung bình 1,3%/năm, nhưng đến giai đoạn 2011-2019 giảm trung bình 3,6%/năm; trong khi đó toàn ngành vận tải tăng trung bình 7,3-11,7%/năm.

Sản lượng vận chuyển hàng hóa của ngành Đường sắt bình quân giai đoạn 1991-2000 tăng 10,3%/năm, nhưng đến giai đoạn 2001-2010 chỉ tăng 2,3%/năm và đến thập niên gần nhất giảm 4,7%/năm. Trong khi đó, khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ năm 2020 gấp gần 29 lần so với năm 1990, đường thủy nội địa gấp 20 lần và đường hàng không gấp 130 lần.

Cũng theo báo cáo của VNR, năm 2021 vừa qua, doanh thu hợp nhất của tổng công ty dự kiến thực hiện được 6.653,7 tỷ đồng, bằng 100,1% so với cùng kỳ và đạt 100,9% kế hoạch năm, nhưng lợi nhuận sau thuế âm 677,6 tỷ đồng. Công ty mẹ chỉ đạt doanh thu 1.446,9 tỷ đồng, bằng 83,7% so với cùng kỳ và đạt 90,4% chỉ tiêu kế hoạch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao, lợi nhuận trước thuế âm 690,7 tỷ đồng.

Cụ thể, khối vận tải, vận chuyển hàng hóa tăng trưởng tốt, thực hiện được 5,6 triệu tấn xếp, bằng 110,5% cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng vận chuyển hành khách rất thấp chỉ đạt 1,4 triệu lượt hành khách lên tàu, bằng 37,2% cùng kỳ. Doanh thu trực tiếp từ vận tải chỉ đạt 2.262,8 tỷ đồng, bằng 77,8% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân chủ yếu là do dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến vận tải đường sắt, nhất là vận tải hành khách. Mặt khác, dự án cải tạo, nâng cấp một số vị trí trên tuyến đường sắt Bắc-Nam với tổng kinh phí đầu tư 7.000 tỷ đồng tập trung triển khai để đảm bảo tiến độ thi công và giải ngân đã làm giảm năng lực thông qua trên tuyến và kéo dài thời gian chạy tàu, bắt buộc phải giảm số đôi tàu khách, tàu hàng chạy trên tuyến nên ảnh hưởng giảm sản lượng vận tải hành khách, hàng hóa.

Trong quý IV/2021, hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường sắt tăng mạnh so với cùng kỳ, ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) tăng 117% lượt toa xe qua lại.

Trong quý IV/2021, hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường sắt tăng mạnh so với cùng kỳ, ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) tăng 117% lượt toa xe qua lại.

Không đổi mới, khó vực dậy

Trong năm 2021, VNR đã và đang tập trung vào việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyên tuyến, tăng tỷ trọng vận tải hóa bằng container và đẩy mạnh vận chuyển hàng liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc và quá cảnh đi châu Âu, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á; sản phẩm dịch vụ mới là đoàn tàu container Liên vận quốc tế chạy thẳng châu Âu đã góp phần cứu cánh VNR.

Trong kế hoạc kinh doanh năm 2022, VNR đang cho thấy sự quyết tâm của mình trong việc tiếp tục chuyển trọng tâm sang vận tải hàng hóa, từng bước hỗ trợ cho vận tải hành khách đảm bảo doanh thu để giảm lỗ và duy trì sản xuất.

VNR cũng phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ tàu chuyên tuyến, tàu container Bắc-Nam, container lạnh chở hoa quả, thực phẩm…; khai thác tối đa khối lượng vận tải hàng hóa tại các khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển có kết nối với đường sắt quốc gia, tích cực tham gia vào chuỗi logistics.

Có thể nhận thấy, đại dịch COVID-19 lại là cơ hội để thúc đẩy VNR vận động và đổi mới trong tư duy, cũng như phương pháp tổ chức kinh doanh. Bằng chứng là hiệu quả nhìn thấy từ vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc và quá cảnh đi các nước châu Âu trở thành cứu cánh của doanh nghiệp này trong đại dịch.

Để đẩy mạnh tàu hàng liên vận quốc tế, VNR đang đặt cho mình nhiệm vụ đẩy nhanh việc xúc tiến các biện pháp tháo gỡ các nút thắt cơ chế, chính sách để nâng cao sản lượng các tuyến Hải Phòng-Lào Cai-Hà Khẩu-Côn Minh, Hà Nội-Đồng Đăng-Bằng Tường-Nam Ninh đến các địa phương khác của Trung Quốc và đi các nước thứ 3; tăng cường thu hút hàng xuất khẩu sang Nga, châu Âu bằng đường sắt.

Năm 2022, VNR dự kiến thực hiện sản lượng và doanh thu bằng 89% trở lên so với cùng kỳ; đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Công ty mẹ dự kiến doanh thu bằng 108,4% trở lên so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế là âm 580 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 100 tỷ so với năm 2021. Doanh thu trực tiếp từ vận tải bằng 107,6% trở lên so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, quy trình tổ chức vận tải hàng hóa qua đường sắt vẫn tiếp cận theo hướng cũ như hiện nay thì không phát triển được. Nên mô hình vận tải hàng hóa cần được VNR cơ cấu lại, nhất là khi hoạt động trở lại bình thường.

Năm 2022, VNR tập trung phát huy tối đa lợi thế vận tải hàng hóa bằng đường sắt để kịp thời hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác - Ảnh minh họa

Năm 2022, VNR tập trung phát huy tối đa lợi thế vận tải hàng hóa bằng đường sắt để kịp thời hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác - Ảnh minh họa

Phải hiện đại ngành đường sắt bằng được

Tại buổi làm việc mới đây với VNR, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hóa ngành đường sắt.

Để đưa ngành đường sắt phát triển hơn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, VNR phải đổi mới tư duy, quyết liệt, chủ động hơn, nhất là đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp để “biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển”; cần linh hoạt chuyển đổi, phát huy tối đa lợi thế về vận tải hàng hóa so với các phương thức vận tải khác.

Những tồn tại cố hữu của VNR cũng được Phó Thủ tướng chỉ ra, như: tổ chức bộ máy cồng kềnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, cơ giới hóa, công nghệ thông tin còn hạn chế... cũng là những lực cản kéo chậm sự phát triển của một doanh nghiệp đã từng đứng Top 1 Đông Nam Á.

Về dài hạn, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành phải tập trung hơn nữa cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó chú ý bảo dưỡng và đầu tư mới, đầu tư đến đâu dứt điểm đến đó, thông qua cơ chế huy động nguồn lực xã hội là chủ yếu, đầu tư công mang tính dẫn dắt.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và các bộ, cơ quan liên quan cần quan tâm, tập trung, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, duy tu, bảo trì đường sắt, đầu tư mới đường sắt; nguồn lực đầu tư công dẫn dắt cho phát triển đường sắt, kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phát triển.

Về các kiến nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành dứt điểm 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-TPHCM sử dụng 7.000 tỷ đồng vốn dự phòng đầu tư công trung hạn 2016-2020. Rà soát kế hoạch trung hạn 2021-2025; ưu tiên bố trí vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt quốc gia theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là các dự án đang thực hiện dở dang để bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Ảnh tác giả

"Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc nghiên cứu có một phương án hoàn chỉnh để phát huy tối đa vận tải hàng hóa trong năm 2022, để bù cho các phương tiện vận tải khác có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Chúng ta chưa lường hết được diễn biến dịch bệnh vì vậy, hết sức chú trọng tính toán xây dựng kế hoạch, các biện pháp giải pháp chủ động.".

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành

Tin liên quan

Đọc tiếp