Chứng khoán tuần này: Vẫn đang trong vùng rung lắc mạnh bất thường

VN INDEX CHỨNG KHOÁN
08:08 - 31/03/2024
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Trong ngắn hạn, VN-Index đã hội đủ điều kiện để vượt cản mạnh 1.300, tuy nhiên ngưỡng cản mạnh này có thể cần thêm nhiều nỗ lực tích lũy.

Đó là nhận định của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) trong báo cáo tổng kết tuần giao dịch vừa qua.

Theo đơn vị phân tích, chứng khoán Việt Nam tiếp tục tuần giao dịch khá tích cực mặc dù chịu áp lực rung lắc liên tục khi gặp vùng kháng cự rất mạnh 1.295 điểm - tương ứng giá cao nhất tháng 8/2022. Kết thúc tuần, VN-Index tăng nhẹ 2,3 điểm (0,18%) so với tuần trước lên mức 1.284,09 điểm. Đồng thời kết thúc quý 1/2024 khá tích cực khi tăng mạnh 13,64% so với cuối năm 2023. HNX-Index cũng tăng 4,99% so với cuối năm 2023 lên mức 242,58 điểm.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 cũng có quý đầu năm giao dịch tích cực, tăng mạnh 14,62%, là động lực chính dẫn dắt chỉ số chính lần lượt vượt các vùng kháng cự mạnh quan trọng như 1.200 điểm, 1.250 điểm.

Trong tuần qua, thanh khoản trên HoSE chỉ đạt 124.049,00 tỷ đồng, giảm 18,3% so với tuần trước, ở mức trung bình. Một phần nguyên nhân đến từ sự cố chưa có tiền lệ khi CTCP Chứng khoán VNDirect mất kết nối với sở giao dịch cả 5 phiên trong tuần.

Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch, tiếp tục bán ròng mạnh đột biến với giá trị 4.715,64 tỷ đồng trên HoSE. Ngược lại mua ròng trên HNX với giá trị 37,45 tỷ đồng.

Giá trị ròng theo loại hình nhà đầu tư 5 tuần gần nhất (tỷ đồng). Nguồn: SHS
Giá trị ròng theo loại hình nhà đầu tư 5 tuần gần nhất (tỷ đồng). Nguồn: SHS

Theo SHS, dù thị trường tăng điểm nhưng VN-Index đang trong khu vực có rung lắc mạnh bất thường khi tiệm cận cản mạnh 1.300. “Chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn VN-Index đã hội đủ điều kiện để vượt cản mạnh 1.300, tuy nhiên ngưỡng cản mạnh này có thể cần thêm nhiều nỗ lực tích lũy. Trong trường hợp đó, chỉ số còn vận động rung lắc rũ bỏ và tích lũy thêm nhưng ngưỡng 1.250 sẽ là ngưỡng hỗ trợ tin cậy,” SHS nhận định.

Về góc nhìn trung hạn, đơn vị phân tích đánh giá VN-Index đang có đà tăng mạnh nhưng chưa thực sự xác nhận uptrend trừ khi VN-Index vượt cản 1.300. Hiện tại, chỉ số đang hình thành nền tích lũy trước ngưỡng cản mạnh, khoảng nền tích lũy càng kéo dài thì quá trình vượt cản sẽ càng tin cậy. “Chúng tôi cho rằng khu vực tích lũy cho nỗ lực vượt cản sẽ là vùng 1.250 - 1.300,” SHS nêu quan điểm.

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. Nguồn: SHS

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. Nguồn: SHS

Vùng 1.270 – 1.280 điểm sẽ là vùng hỗ trợ gần nhất

Trong báo cáo nhận định về phiên thứ Sáu vừa qua, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, mặc dù có động thái nâng đỡ từ cuối phiên trước đó nhưng thị trường tăng điểm bất thành và lùi dưới ngưỡng 1.286 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy dòng tiền đang thận trọng, tuy nhiên tạm thời nguồn cung cũng chưa gây áp lực quá lớn.

Với sự thận trọng hiện tại, VDSC cho rằng có khả năng thị trường sẽ tiếp tục trạng thái thăm dò cung cầu tại vùng 1.277 – 1.290 điểm trong thời gian tới, trước khi có tín hiệu cụ thể hơn. Do vậy, đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu tại vùng thăm dò để đánh giá trạng thái thị trường.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thì đánh giá, yếu tố thanh khoản sụt giảm đang làm xu hướng của thị trường trở nên không ổn định. Các phiên tăng điểm đan xen liên tiếp nhau. Phiên 29/3 đã chạm vào vùng giá mở cửa của ngày 27/3, như vậy điểm số của 2 phiên tăng điểm đã biến mất. VN30 vẫn là nhóm dẫn dắt tuần qua, quyết định lớn đến xu hướng tăng/ giảm của thị trường.

Trong tuần tới, TPS cho rằng yếu tố thanh khoản sẽ quyết định thị trường tăng hay đi ngang – điều chỉnh. Vùng 1.270 – 1.280 điểm sẽ là vùng hỗ trợ gần nhất trong thời điểm hiện tại. Nếu thanh khoản không có dấu hiệu tăng trở lại thì VN-Index có thể kiểm nghiệm vùng hỗ trợ này một lần nữa.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.