Dù lãi gấp 4 lần trong quý I/2022, Eximbank vẫn không tổ chức được ĐHĐCĐ

NGÂN HÀNG Việt nAM
08:01 - 01/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo của Eximbank cho biết lãi thuần nhiều mảng kinh doanh tăng mạnh và chi phí dự phòng giảm một nửa là yếu tố giúp lợi nhuận bứt tốc. Tuy nhiên, năm nay ngân hàng tiếp tục thất bại trong việc tổ chức ĐHĐCĐ do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán EIB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022 với lợi nhuận tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 809 tỷ, với lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh chính tăng trưởng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

Trong đó, thu nhập lãi thuần đóng góp nhiều nhất cho nguồn thu của ngân hàng với hơn 1.244 tỷ đồng, tăng 52,3% so với cùng kỳ 2021. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 153,3 tỷ, tăng trưởng 60,9%; hoạt động đầu tư chứng khoán báo lãi 126 tỷ, gấp hơn 3 lần.

Tổng kết lại quý I/2022, Eximbank ghi nhận mức tổng tài sản đạt 172,3 nghìn tỷ, tăng 3,9% so với cuối năm ngoái; dư nợ cho vay khách hàng ở mức 122,5 nghìn tỷ, tăng 6,9%. Tiền gửi khách hàng đạt hơn 139 nghìn tỷ, tăng 1,2%.

Theo giải trình tại báo cáo tài chính, ngân hàng Eximbank cho biết, sau giai đoạn ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội và dịch bệnh kéo dài, nền kinh tế đang dần phục hồi trở lại, khách hàng có nguồn thu nhập để trả nợ. Trong khi nợ gốc đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro dẫn đến thu nhập lãi thuần tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2021. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại Eximbank cũng giảm 160 tỷ đồng, đồng nghĩa với giảm hơn 50% so với cùng kỳ.

Thu nhập hoạt động Eximbank trong 3 tháng vừa qua đạt gần 1.668 tỷ đồng, tăng hơn 50%. Sau khi trừ chi phí hoạt động hơn 700 tỷ, ngân hàng lãi thuần 967 tỷ đồng, tăng gần 82%.

Bên cạnh sự tăng trưởng tại các mảng kinh doanh, việc giảm được hơn một nửa chi phí dự phòng cũng là nhân tố quan trọng giúp lợi nhuận quý I bứt tốc.

Về chất lượng tài sản, nợ xấu nội bảng của ngân hàng ở mức 2.421 tỷ, tăng nhẹ 7,7%; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ mức 1,96% vào cuối năm trước lên 1,98%.

Kế hoạch kinh doanh của Eximbank năm nay vẫn chưa được Đại hội cổ đông thông qua, do một lần nữa tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ đạt 56% số cổ phần có quyền biểu quyết. Theo điều lệ của ngân hàng, tỷ lệ này không đáp ứng đủ yêu cầu để tiến hành cuộc họp cổ đông thường niên lần đầu. Do đó, đại hội đã thông báo không thể tiến hành cuộc họp.

Việc tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2022 sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc hoàn thành mục tiêu mà nhà băng đã đề ra hồi đầu năm nay. Các nội dung quan trọng như giải trình việc chuyển nhượng cổ phiếu Sacombank (MCK: STB) dưới mức giá tối thiểu 13.000 đồng/cổ phiếu, dẫn đến làm giảm thu nhập của Eximbank và xin ý kiến chủ trương xây dựng trụ sở chính sau nhiều năm “đắp chiếu” gây lãng phí

Việc nhiều năm liên tiếp cổ đông không nhận được cổ tức vẫn sẽ tiếp tục là chủ đề nóng tại lần triệu tập họp Đại hội cổ đông thường niên 2022 lần hai, dự kiến diễn ra vào ngày 27/5 tới.

Theo tài liệu gửi đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị Eximbank cho biết năm 2021, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 1.205 tỷ đồng và tiếp tục đặt mục tiêu tham vọng hơn về lợi nhuận trước thuế cho năm 2022 sẽ tăng lên 2.500 tỷ đồng.

Tổng tài sản đạt đến cuối năm dự kiến đạt 179.000 tỷ, tăng 7,9%; huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư 147.600 tỷ, tăng 7,4%; dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp đạt 127.149 tỷ, tăng 10%; nợ xấu nội bảng khống chế dưới 1,7%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.